Ngày 11-4 vừa qua, Bộ Công thương tổ chức “Diễn đàn cách mạng công nghiệp 4.0” tại Hà Nội, thu hút sự quan tâm của dư luận trong nước.
Cuối thế kỷ thứ XVIII, nhân loại bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất qua việc chế tạo động cơ hơi nước đã giải phóng sức lao động cho hàng triệu người trên thế giới. Động cơ điện ra đời vào cuối thế kỷ XIX đánh dấu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba là vào nửa cuối thế kỷ XX khi thời đại bùng nổ về công nghệ thông tin, điện tử, máy tính cá nhân, số hóa và internet... Đầu thế kỷ XXI, loài người đã thai nghén cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và thuật ngữ này xuất hiện tại hội chợ công nghiệp ở Đức vào năm 2011. Thế giới đang ở thời kỳ đầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 chính là sự hội tụ của các công nghệ mới như tự động hóa, rô bốt cao cấp, công nghệ in 3D, điện toán đám mây, công nghệ di động không dây, trí tuệ thông minh nhân tạo, công nghệ nano... Nói cách khác, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là cuộc cách mạng tri thức về công nghiệp, tác động to lớn về mọi mặt trong đời sống, sản xuất và là xu thế tất yếu trong lịch sử phát triển của loài người.
Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam có rất nhiều cơ hội đi tắt đón đầu để tiến thẳng vào các lĩnh vực công nghệ mới như vật liệu mới, năng lượng mới, kỹ thuật số, công nghệ thông tin, tự động hóa và trí tuệ nhận tạo, công nghệ sinh học... Đặc biệt là việc tranh thủ thành tựu cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và thu hẹp khoảng cách phát triển. Bởi nước ta đang có cơ cấu dân số trẻ, lao động có tay nghề, được đào tạo cơ bản nên rất dễ dàng tiếp cận với khoa học và công nghệ mới. Hơn nữa, chúng ta đang có những chiến lược rất cơ bản trong xây dựng đất nước, khoa học và công nghệ, đặc biệt là chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế để hướng tới một nước công nghiệp hiện đại.
Là tỉnh có thế mạnh về các loại cây trồng chủ lực như cao su, điều, tiêu... nên công nghiệp chế biến ở Bình Phước phát triển khá mạnh. Toàn tỉnh hiện có khoảng 5.500 doanh nghiệp trong nước và gần 160 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong đó, phần lớn các doanh nghiệp ở Bình Phước hoạt động trong lĩnh vực chế biến nông sản như hạt điều nhân, tinh bột mì, mủ cao su. Trong năm 2016, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh đạt hơn 30 ngàn tỷ đồng, nâng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ở Bình Phước đạt 1.359,9 triệu USD. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp chế biến nông sản ở Bình Phước đều yếu về tiềm lực kinh tế và năng lực quản lý, công nghệ lạc hậu, tay nghề công nhân còn thấp... nên năng lực cạnh tranh chưa cao. Sản phẩm công nghiệp của Bình Phước chủ yếu là sơ chế, hàng thô nên ít thị trường tiêu thụ.
Vì vậy để tránh tụt hậu, lỡ chuyến tàu công nghiệp 4.0, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự đổi mới tư duy, năng lực lãnh đạo, nâng cao tiềm lực kinh tế, đổi mới công nghệ để nâng cao năng lực sản xuất. Đặc biệt phải tranh thủ yếu tố đi tắt, đón đầu về công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực và những thành tựu của cuộc cách mạng 4.0 để phát triển doanh nghiệp trong giai đoạn mới.
Tấn Phong
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065