Có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với lĩnh vực đăng ký hành nghề được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam, trong đó người quản lý chuyên môn về dược của cơ sở bán lẻ thuốc, người trực tiếp bán lẻ thuốc phải đáp ứng các điều kiện đối với từng hình thức tổ chức kinh doanh như sau:
Người quản lý chuyên môn của nhà thuốc phải là dược sĩ tốt nghiệp đại học chuyên ngành dược; Người quản lý chuyên môn của quầy thuốc phải là dược sĩ tốt nghiệp trung học trở lên đứng tên; Người quản lý chuyên môn của tủ thuốc trạm y tế phải có trình độ chuyên môn từ dược tá trở lên đứng tên; trường hợp chưa có người có chuyên môn từ dược tá trở lên thì phải có người có trình độ chuyên môn từ y sĩ trở lên đứng tên; Người quản lý chuyên môn của cơ sở chuyên bán lẻ thuốc đông y, thuốc dược liệu phải là dược sĩ có trình độ trung học trở lên hoặc người có văn bằng, chứng chỉ về y học cổ truyền hoặc dược học cổ truyền; Người bán lẻ thuốc tại cơ sở bán lẻ thuốc phải có trình độ chuyên môn từ dược tá trở lên.
Có thời gian thực hành tại cơ sở dược phù hợp với trình độ chuyên môn của người đăng ký hành nghề; Có đủ sức khỏe để hành nghề dược. Không thuộc trường hợp đang trong thời gian bị cấm hành nghề, cấm làm công việc liên quan đến chuyên môn dược theo bản án, quyết định của tòa án; đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang trong thời gian chấp hành bản án, quyết định hình sự của tòa án hoặc quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên có liên quan đến chuyên môn dược; mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Trong khi đó, tại Điểm c, Khoản 1, Điều 13 của Luật dược hiện hành có quy định rõ ràng như sau: Người được cấp chứng chỉ hành nghề dược phải có các điều kiện sau đây: c) Có đạo đức nghề nghiệp;
Như vậy, so với nội dung quy định tại Luật dược 2005 thì dự thảo Luật dược sửa đổi đã bỏ quy định người được cấp chứng chỉ hành nghề dược phải có đạo đức nghề nghiệp. Ở đây có thể có hai lý do: Thứ nhất, có lẽ các nhà làm luật cảm thấy quy định về đạo đức nghề dược là không cần thiết nên đã bỏ. Thứ hai, trước thực trạng không quản được việc kinh doanh thuốc như hiện nay nên các nhà làm luật chấp nhận bỏ điều kiện tối quan trọng này.
Tuy nhiên, theo suy nghĩ của tôi thì dù bất cứ lý do gì cũng không thể bỏ điều kiện cực kỳ quan trọng này. Bởi thực tế cho thấy, bất kỳ ai nếu thuê được bằng dược sĩ cao cấp là cũng có thể mở và đứng ở quầy để bán thuốc chữa bệnh. Và người nào có nhu cầu mua thuốc gì thì họ bán thuốc đó, không cần toa của bác sĩ, cũng không cần biết người mua có bệnh thật hay không hoặc người mua sử dụng vào mục đích gì? Thậm chí có không ít người mua thuốc để tự tử, nhưng người bán vẫn cứ vô tư thu tiền và xuất thuốc.
Và chính vì vậy, theo tôi thì trong dự thảo Luật dược sửa đổi cần phải quy định rõ về đạo đức nghề dược, chứ không quy định chung chung là “Có đạo đức nghề nghiệp” như luật hiện hành.
Kim Ngọc
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065