Không ngừng đổi mới, sáng tạo
5 năm qua, phong trào thi đua lao động, sáng tạo luôn thu hút đông các tầng lớp nhân dân tham gia và đem lại hiệu quả cao trong học tập, sản xuất. Tuổi cao, trí sáng, lão nông Nguyễn Hữu Năm (70 tuổi), chủ trang trại cây ăn trái Năm Điệp, người được gọi với cái tên thân thuộc ông Năm thổi lá cao su. Để phục vụ tốt lao động sản xuất, ông Năm đã tìm tòi, nghiên cứu và sáng chế thành công máy phun thuốc cho cây cao su; máy thổi lá cao su chống cháy với năng suất 8 ha/ngày. Những sản phẩm của ông không chỉ giúp giảm sức lao động thủ công mà còn nâng cao hiệu suất lao động cho trang trại rộng chừng 33 ha.
Danh hiệu Nhà nông sáng tạo còn được các cấp, ngành từ Trung ương đến địa phương và người dân biên giới Lộc Ninh đặt cho anh Phạm Minh Phong (46 tuổi) ở xã Lộc Hiệp. Để phục vụ đắc lực cho sản xuất nông nghiệp của gia đình và nông dân trên vùng biên giới, anh Phong mày mò sáng chế ra nhiều sản phẩm cơ khí hữu ích như máy suốt tiêu, máy quạt gió làm sạch nông sản. Những sáng chế hữu ích này được hội đồng cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật tỉnh, huyện đánh giá và chứng nhận. Các sản phẩm này đang được nông dân trong vùng ưa dùng và đánh giá cao bởi giúp giải phóng sức lao động, góp phần tăng năng suất.
Phong trào chăm sóc sức khỏe cộng đồng cũng có nhiều sáng tạo, đổi mới cả về nội dung, hình thức và được dư luận đánh giá cao. Đó là cách gần gũi, thiết thực trong phong trào “Lễ hội xuân hồng”, “Những giọt máu hồng” đã thu hút đông các tầng lớp nhân dân tham gia hiến máu cứu người. Các phong trào thi đua “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế, hướng tới sự hài lòng của người bệnh”, “hướng về cơ sở”... được triển khai sâu rộng trong ngành y tế.
Bảo đảm an sinh xã hội
Trong 5 năm qua, các chương trình mục tiêu quốc gia và của tỉnh về giải quyết việc làm, giảm nghèo cũng như các vấn đề an sinh xã hội luôn được quan tâm và đạt nhiều thành tích. Theo số liệu của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, từ năm 2016 đến nay, toàn tỉnh đã giải quyết hơn 4.870 hồ sơ đối tượng chính sách, người có công với cách mạng; công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, hỗ trợ vốn cho người lao động phát huy hiệu quả, quyền lợi người lao động được bảo vệ và cơ bản khống chế tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị dưới mức 3%, đạt chỉ tiêu nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X đề ra. Đặc biệt, phong trào thi đua “Toàn tỉnh chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau” đã lan tỏa sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, với sự tham gia của cả hệ thống chính trị.
Từ phong trào này, tỉnh ban hành nhiều chính sách ưu đãi hỗ trợ người nghèo, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, xa, biên giới; MTTQ và các tổ chức đoàn thể tích cực vận động xây dựng Quỹ Vì người nghèo và nhiều phong trào hướng tới người nghèo. Hầu hết các giải pháp chương trình xóa đói giảm nghèo, các chương trình, dự án về giảm nghèo được thực hiện đồng bộ, hiệu quả. Dự án định canh, định cư theo Quyết định 33 tại xã Đồng Nai, huyện Bù Đăng nay có nhiều đổi mới. Đến nay, hơn 80% hộ dân ở khu định canh, định cư xã Đồng Nai có việc làm ổn định với thu nhập bình quân 6 triệu đồng/người/tháng. 66 hộ dân không còn hộ thuộc diện nghèo của xã. Chị Cao Thị Thia (39 tuổi) dân tộc Khơme, chia sẻ: Từ năm 2015, nhờ Đảng, Nhà nước cấp 1 lô đất rộng 350m2 có sẵn căn nhà ở, cùng 1 ha đất canh tác, chúng tôi chuyển từ xã Bình Minh về đây ổn định cuộc sống. Ban đầu, chúng tôi được hướng dẫn đào tạo nghề và giới thiệu vào cạo mủ cao su cho tiểu điền với mức lương 6 triệu đồng/người/tháng. Cùng với đó, gia đình trồng điều trên 1 ha đất được cấp. Hiện nay, với nghề cạo mủ cao su, 2 vợ chồng thu nhập 18 triệu đồng/tháng; 1 ha đất trồng điều cũng đã thu hoạch vụ đầu tiên. Cuộc sống người dân vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được đổi thay nhờ những dự án an sinh xã hội đạt hiệu quả.
Giai đoạn 2015-2020, phong trào gây quỹ vì người nghèo, công tác an sinh xã hội được MTTQ các cấp phối hợp các tổ chức thành viên vận động được trên 162 tỷ đồng, hỗ trợ xây dựng và sửa chữa gần 2.650 căn nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo, cận nghèo. Từ năm 2019, thực hiện chương trình xóa 1.000 hộ dân tộc thiểu số, phong trào xây dựng nhà đại đoàn kết càng được đẩy mạnh. Từ phong trào thi đua này đã góp phần giúp 47 xã, phường, thị trấn, 1 huyện và 1 thành phố được công nhận xóa nhà tranh tre dột nát cho hộ nghèo. Năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh còn 2,55%, giảm 3,6% so với đầu giai đoạn, đạt chỉ tiêu nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X đề ra.
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065