“... Khó vạn lần dân liệu cũng xong”
Trước đây, thôn 4 có trên 220 hộ với hơn 1.100 người. Thôn chưa có nhà văn hóa nên mỗi lần hội họp, Ban điều hành thôn đều phải mượn tạm nhà dân. Ông Nguyễn Đức Thống, Phó ban điều hành thôn 4 cho biết: Tình trạng trên không chỉ gây bất tiện cho người dân mà việc lựa chọn địa điểm sinh hoạt cũng hết sức khó khăn vì phải tìm nơi có mặt bằng rộng, mượn bàn ghế khắp nơi. Vì thế, Ban điều hành thôn đã bàn bạc mua đất xây nhà văn hóa, khi đưa ra dân được mọi người ủng hộ. Sau một tháng xây dựng, nhà văn hóa được đưa vào sử dụng (từ tháng 6-2014) với tổng kinh phí 355 triệu đồng. Thôn còn vận động các nhà hảo tâm ủng hộ mua bàn ghế và vật dụng thiết yếu phục vụ nhu cầu hoạt động của nhà văn hóa. Ông Thống chia sẻ, muốn người dân tin tưởng và tích cực ủng hộ thì mọi việc phải công khai, dân chủ và có sự giám sát của nhân dân.
Nhà văn hóa thôn 4 khang trang được xây dựng từ nguồn do nhân dân đóng góp
Không chỉ gương mẫu đi đầu trong các phong trào ở địa phương, ông Nguyễn Đức Ánh (thôn 6) còn là gương điển hình về đóng góp sửa chữa đường nông thôn. Ngoài ủng hộ tiền sửa 3km đường liên thôn, ông đã bỏ ra 100 triệu đồng làm mới tuyến đường liên xóm. Ông Ánh chia sẻ: Hầu hết các tuyến đường trên địa bàn đều là đất sỏi đỏ nên mau xuống cấp, nhất là những đoạn dốc hay vùng đất yếu. Tôi nghĩ, mình làm đường, sửa chữa trước hết là phục vụ cho mình.
Ông Lê Duy Hạnh, Phó chủ tịch UBND xã nói: Xã đã có nhiều công trình từ việc học và làm theo Bác. Đoàn thanh niên xã ủng hộ gần 30 triệu đồng và 100 công lao động để bê tông hóa tuyến đường ở thôn 1 dài 80m, rộng 2m và tặng 70 phần quà cho học sinh dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn. Hội Cựu chiến binh xã vận động cán bộ, hội viên và các nhà hảo tâm đóng góp 125 triệu đồng xây dựng 3 căn nhà nghĩa tình đồng đội; ủng hộ người nghèo, nạn nhân chất độc da cam/dioxin và tặng học bổng cho học sinh trị giá gần 20 triệu đồng. Hội còn xây dựng quỹ với số tiền 970 triệu đồng, giúp 87 hội viên vay phát triển kinh tế. Chi bộ thôn 1 vận động nhân dân đóng góp 500 triệu đồng cùng Nhà nước nhựa hóa 1km đường thôn với tổng kinh phí 1,2 tỷ đồng...
Những giải pháp và bài học kinh nghiệm
Ông Phạm Văn Kham, Phó bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã nói: Đảng bộ, chính quyền luôn coi việc học và làm theo Bác là nhiệm vụ chính trị hàng đầu. Vì vậy, cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt ở xã, thôn phải gương mẫu đi đầu trong các chương trình, kế hoạch và đề ra nội dung rèn luyện, phấn đấu cụ thể. Hiện 19/19 chi bộ và 8/8 đoàn thể của xã đều đã xây dựng kế hoạch thực hiện, tập trung vào những nội dung trọng tâm như tiết kiệm, tăng cường hoạt động an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới... Đảng ủy còn đẩy mạnh công tác vận động quần chúng theo phương châm “Trọng dân, gần dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân” nên nhiều công trình, phần việc được nhân dân đồng tình ủng hộ, làm cho bộ mặt nông thôn ở xã ngày càng khởi sắc.
Trường Mẫu giáo Tuổi Thơ được thành lập năm 2010 có điểm chính tại thôn 5 và 3 điểm phụ. Do điểm chính chỉ có 340m2, không đáp ứng đủ nhu cầu học tập của con em ở 5 thôn trên địa bàn, Chi bộ thôn 5 đã vận động nhân dân đóng góp gần 200 triệu đồng cùng trường hoán đổi lấy 2.000m2 đối diện để xây trường mới. Hiện xã đang đề nghị huyện bố trí vốn xây dựng cơ sở vật chất cho trường là một minh chứng - ông Kham chia sẻ.
Từ thực tế ở xã Long Bình cho thấy, muốn việc học và làm theo Bác đi vào cuộc sống phải xây dựng các chuẩn mực đạo đức phù hợp với từng ngành, lĩnh vực để mọi người tự giác làm theo. Kịp thời phát hiện, nhân rộng những mô hình hay, cách làm hiệu quả, đồng thời biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân làm tốt. Nêu cao vai trò giám sát của nhân dân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị ở địa phương... Trong đó, vai trò của người đứng đầu các ban, ngành, đoàn thể và cơ sở là yếu tố quyết định. Nơi nào cán bộ, đảng viên tiên phong đi đầu thì việc học và làm theo Bác sẽ đem lại kết quả rõ nét.
Lâm Phương
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065