Thượng tướng Nguyễn Thành Cung, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chỉ đạo và chủ trì hội thảo. Đoàn chủ tịch Hội thảo gồm các đồng chí:Trung tướng Mai Quang Phấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; PGS, TS Phạm Văn Linh, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; Lò Mai Trinh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủyĐiện Biên; Mùa A Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên; Trung tướng Nguyễn Ngọc Liên, Chính ủy Quân khu 2; Thiếu tướng, PGS, TS Vũ Quang Đạo, Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam.
Thượng tướng Nguyễn Thành Cung, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chỉ đạo, chủ trì và phát biểu khai mạc hội thảo
Tham dự hội thảo có gần 300 đại biểu là lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng, đại biểu các Bộ, ngành Trung ương và địa phương; các quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng, học viện, nhà trường quân đội; các tướng lĩnh, các nhà khoa học, các nhân chứng lịch sử trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Theo PGS,TS, Thiếu tướng Vũ Quang Đạo, Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự, đã có hơn 60 tham luận của các đại biểu được gửi đến hội thảo, nhằm khẳng định hơn giá trị to lớn của Chiến thắng Điện Biên Phủ với công cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân của dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng trong thời đại Hồ Chí Minh và ý nghĩa với phong trào cách mạng, giành độc lập, dân chủ trên thế giới cũng như giá trị, ý nghĩa to lớn về mặt quân sự.
Trước khi vào nội dung chính của hội thảo, các đại biểu đã đến đặt vòng hoa, tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ tại Nghĩa trang Độc Lập (xã Thanh Nưa, TP Điện Biên Phủ). Hiện nghĩa trang này là nơi an nghỉ của 2.432 liệt sĩ hy sinh trong Chiến dịch Điện Biên Phủ. Ngoài nghĩa trang này còn có hai nghĩa trang khác là Nghĩa trang Đồi A1 và Him Lam.
So sánh lực lượng, phương tiện giữa ta và địch trong Chiến dịch Điện Biên Phủ
* Về ta: Lực lượng khoảng 55.000 người, gồm: 5 đại đoàn (304, 308, 312, 316, 351); 2 trung đoàn pháo binh (45, 675); Trung đoàn pháo cao xạ 367; Tiểu đoàn hỏa tiễn (H6 sáu nòng); Tiểu đoàn ĐKZ 75mm và súng cối 82mm; 4 đại đội súng cối 120mm. Vũ khí của ta: 24 khẩu sơn pháo 7mm, 24 khẩu lựu pháo 105mm, 76 khẩu pháo cao xạ 37mm, 12 khẩu pháo hỏa tiễn H6 và 715 xe ô tô. * Về địch: Lực lượng quân Pháp ở Điện Biên Phủ có 12 tiểu đoàn, 7 đại đội bộ binh (trong quá trình chiến dịch được tăng viện 4 tiểu đoàn và 2 đại đội lính nhảy dù), 2 tiểu đoàn pháo binh 105mm (24 khẩu - sau đợt 1 được tăng thêm 4 khẩu nguyên vẹn và cho đến ngày cuối cùng được thả xuống rất nhiều bộ phận thay thế khác), 1 đại đội pháo 155mm (4 khẩu), 2 đại đội súng cối 120mm (20 khẩu), 1 tiểu đoàn công binh, 1 đại đội xe tăng 18 tấn (10 chiếc M24 Chaffee của Mỹ), 1 đại đội xe vận tải 200 chiếc, 1 phi đội máy bay gồm 14 chiếc (7 máy bay khu trục, 6 máy bay liên lạc trinh sát, 1 máy bay lên thẳng). Lực lượng gồm khoảng 16.200 quân, được tổ chức thành 3 phân khu có công sự, trận địa kiên cố, vững chắc, liên hoàn với 49 cứ điểm, 8 trung tâm đề kháng. Ngoài ra Pháp còn có lực lượng không quân mạnh của Mỹ hỗ trợ thường xuyên. * So sánh: Về quân số, tỷ lệ giữa ta và địch là: 3,3/ 1; súng pháo: 3,1/ 1. Riêng lực lượng không quân, Pháp có 1 phi đội máy bay 14 chiếc. Ta: 0 Các mốc thời gian chính liên quan đến Chiến dịch Điện Biên Phủ * Ngày 14-1-1954, tại hang Thẩm Púa, Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp và Bộ Chỉ huy chiến dịch phổ biến lệnh tác chiến theo phương án "đánh nhanh thắng nhanh" và dự định nổ súng ngày 20-1. Sau đó, ngày nổ súng được quyết định lùi lại đến 17 giờ ngày 25-1. Tiếp đó, Bộ chỉ huy chiến dịch quyết định hoãn lại 24 giờ, chuyển sang ngày 26-1. Ngày 25-1, Đại tướng Võ Nguyên Giáp quyết định lui quân. Sáng 26-1, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp quyết định hoãn cuộc tấn công, chuyển sang phương án “đánh chắc, tiến chắc” Diễn biến * Đợt 1: Từ ngày 13 đến 17-3. 17 giờ 5 phút ngày 13-3-1954, tiến công các cụm cứ điểm Him Lam. Ngày 17-3, ta đánh tiếp đồi Độc Lập, Bản Kéo và toàn bộ phân khu Bắc. * Đợt 2: Từ ngày 30-3 đến ngày 30-4, quân ta đánh phân khu trung tâm, vây lấn, khống chế cánh đồng Mường Thanh. Trong giai đoạn này hai bên chiến đấu ác liệt, giành đi, giật lại các mỏm đồi A1, C1, D1… * Đợt 3: Từ ngày 1 đến ngày 7-5: Việt Minh đánh dứt điểm dãy đồi phía đông và tổng tiến công tiêu diệt các vị trí còn lại. Để chống lại hệ thống hầm ngầm cố thủ không thể xung phong đánh chiếm được trên đồi A1, công binh của ta đã đào một hầm ngầm phía dưới và đặt 1 tấn thuốc nổ hất tung hệ thống hầm ngầm cố thủ cuối cùng. Chiều 7-5, quân ta tổng tiến công và bắt sống Tướng Christian De Castries và toàn bộ Bộ tham mưu tập đoàn cứ điểm. * Ngày 8-5-1954, Hội nghị Genève bắt đầu bàn về vấn đề Đông Dương. |
Nguồn QĐND
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065