Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Điểu Huỳnh Sang chủ trì phiên thảo luận tại điểm cầu Bình Phước. Ảnh: Phạm Tăng
Theo đánh giá, việc thiết lập cơ chế hòa giải, đối thoại tại Tòa án sẽ giúp thu hút nguồn nhân lực có chất lượng, kinh nghiệm trong xã hội tham gia công tác hòa giải, đối thoại; khắc phục nhiều vướng mắc, bất cập của các cơ chế hòa giải, đối thoại hiện nay. Qua tổng kết việc thí điểm đổi mới công tác hòa giải, đối thoại tại Tòa án ở 16 tỉnh, thành phố, kết quả hòa giải thành, đối thoại thành đạt 78,08%. Điều đó đã cho thấy ưu điểm của cơ chế mới này, góp phần hạn chế các vụ việc phải đưa ra xét xử; nhanh chóng giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn của người dân; tiết kiệm chi phí, thời gian, công sức của các bên liên quan và Nhà nước.
Do đó, các đại biểu tán thành về sự cần thiết ban hành Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án. Luật có 4 chương, 29 điều quy định phạm vi, nguyên tắc, chính sách của Nhà nước về hòa giải, đối thoại tại Tòa án; quyền, nghĩa vụ của hòa giải viên, các bên tham gia hòa giải, đối thoại; trách nhiệm của Tòa án đối với công tác hòa giải, đối thoại; trình tự, thủ tục hòa giải, đối thoại; công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành tại Tòa án.
Các đại biểu cho rằng, cơ chế hòa giải, đối thoại tại Tòa án cơ bản đáp ứng yêu cầu của hội nhập quốc tế, đó là tôn trọng sự định đoạt của các tổ chức cá nhân. Tuy vậy, các đại biểu cũng đề nghị xem xét bổ sung quy định thu phí cho công tác hòa giải đối thoại, vì thực tế có những vụ việc hòa giải liên quan đến tranh chấp giá trị tài sản lớn. Một số ý kiến đề xuất nhiệm kỳ của hòa giải viên 3 năm là phù hợp, nếu làm tốt thì tái bổ nhiệm. Trách nhiệm bổ nhiệm hòa giải viên nên giao cho thẩm phán, vì thẩm phán chính là người ra quyết định công nhận hòa giải thành.
Một số ý kiến tán thành với quy định về người đại diện của các bên tham gia hòa giải, đối thoại. Tuy nhiên, để khắc phục những vướng mắc phát sinh trong quá trình đối thoại nói riêng và giải quyết vụ án hành chính nói chung thời gian qua, đề nghị quy định cụ thể hơn về phạm vi ủy quyền, quyền và nghĩa vụ của người đại diện trong trường hợp UBND hoặc Chủ tịch UBND là người bị kiện, ủy quyền cho người đại diện tham gia đối thoại.
Ngoài ra, các đại biểu cho ý kiến về trình tự nhận, phân công, xử lý đơn khởi kiện, đơn yêu cầu tại Tòa án; về thời hạn hòa giải, đối thoại; về thủ tục công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành tại Tòa án….
Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án sẽ được Quốc hội biểu quyết thông qua vào ngày 16-6 tới đây sau khi chỉnh sửa, bổ sung các ý kiến của đại biểu.
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065