Báo cáo đề dẫn do GS Trần Đức Viên, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho rằng: Những năm gần đây, khi nền kinh tế hội nhập ngày càng sâu thì ngành nông nghiệp Việt Nam ngày càng đứng trước nhiều thách thức. Tăng trưởng nông nghiệp thời gian qua vẫn chủ yếu theo hướng tăng diện tích, tăng vụ và thâm dụng các yếu tố đầu vào như: lao động, vốn, vật tư và và các nguồn lực tự nhiên khác. Các động lực cho sự tăng trưởng nông nghiệp dường như bị chững lại.
“Nông nghiệp, nông thôn, nông dân đang rất cần những động lực mới để tăng trưởng”, GS Trần Đức Viên nhấn mạnh.
Cũng theo GS Trần Đức Viên, các tiểu ngành nông nghiệp hiện nay, từ trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản… đều đang có những bất cập. Vì vậy, để tiếp tục phát triển và đổi mới, ngành nông nghiệp cần thực hiện đề án tái cơ cấu một cách hiệu quả và bền vững, theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
“Mặc dù chiếm tỷ trọng 20% trong tổng sản phẩm quốc sân, nhưng tổng vốn đầu tư của toàn xã hội cho ngành nông nghiệp thấp, chỉ 5%-7% và đang có xu hướng giảm dần. Hệ quả là khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam thấp, vì trình độ khoa học công nghệ sản xuất và tính phân mảnh, manh mún của sản xuất. Hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu của nông nghiệp Việt Nam vẫn là nông trại gia đình. Chuỗi giá trị nông sản hiện chỉ đang ở giai đoạn bắt đầu hình thành và ở một số ngành hàng. Đặc biệt, doanh nghiệp chưa làm tốt vai trò dẫn dắt, động lực công nghệ cao của nông nghiệp, trong khi nông dân thì đơn lẻ, thiếu vốn và không tham gia vào các liên kết ngang, dọc trong chuỗi giá trị”, GS Trần Đức Viên nhận định.
“Năm 2014, lần đầu tiên xuất khẩu nông nghiệp đạt trên 30 tỷ USD. Nhưng nhiều năm qua thì sụt giảm tăng trưởng. Tại sao nông nghiệp Việt Nam vẫn không tăng trưởng trong khi các nước xung quanh tiến lên? Tái cơ cấu đã 3 năm nhưng hiệu quả nhưng chưa rõ ràng? Cần phải cấp thiết tái cơ cấu nông nghiệp thực sự hiệu quả”, GS Đỗ Kim Chung, Học viện Nông nghiệp Việt Nam nhấn mạnh.
Từ thực tế đó, các chuyên gia đều khẳng định, tái cơ cấu nông nghiệp đã trở lên bức bách và đây là lúc người nông dân cần một “khoán 10” mới để phát triển nông nghiệp.
Các chuyên gia cũng cho rằng, tái cơ cấu nông nghiệp, không phải chỉ là vấn đề cây giống, vật nuôi mà phải là vấn đề tổ chức lại sản xuất cho nông dân. Trong đó, kinh tế hợp tác phải là cốt lõi.
"Kinh tế hợp tác nhưng không phải tất cả đều là cánh đồng mẫu lớn, mà là tăng tính hợp tác trong sản xuất. Tiếp theo là đẩy mạnh khoa học công nghệ trong nông nghiệp. Chỉ khi làm chủ được khoa học công nghệ thì nông nghiệp mới có đột phá”, GS Trần Đức Viên khẳng định.
Nông dân phải là những người được đào tạo bài bản để sản xuất gia tăng giá trị, thực tế ở Nhật Bản đã chứng minh, nông dân của họ học đại học ra và về làm nông nghiệp, vì vậy mà họ giàu lên từ nông nghiệp. Đó cũng là quan điểm xuyên suốt của các chuyên gia nông nghiệp hàng đầu tại hội thảo này.
Nguồn SGGP
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065