Đó là chủ đề của Hội thảo khoa học Quốc tế về Biển Đông lần thứ 5, khai mạc tại Khách sạn Melia, Hà Nội, sáng 11-11, do Học viện Ngoại giao và Hội Luật gia Việt Nam đồng tổ chức.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Tiến sĩ Đặng Đình Quý, Giám đốc Học viện Ngoại giao tái khẳng định, 5 năm kể từ khi Hội thảo khoa học Quốc tế về Biển Đông lần thứ nhất tháng 11-2009, tình hình Biển Đông và những vấn đề liên quan đến Biển Đông đã có nhiều thay đổi. Nhận thức của cộng đồng khu vực và quốc tế về tầm quan trọng của Biển Đông đã cao hơn trước và cùng với nó là là sự gia tăng nhận thức về tầm quan trọng của việc giữ gìn hòa bình, ổn định ở Biển Đông.
Biển Đông đã và đang trở thành khu vực được quan tâm của cộng đồng khu vực và quốc tế, của giới cố vấn và hoạch định chính sách, bao gồm cả lãnh đạo cấp cao các nước; trở thành “thuốc thử” đối với chiến lược và chính sách đối ngoại của các nước, cũng như đối với hòa bình và an ninh của khu vực và thế giới.
Tiến sĩ Đặng Đình Quý, Giám đốc Học viện Ngoại giao phát biểu khai mạc Hội nghị |
Tuy nhiên, Tiến sĩ Đặng Đình Quý cho rằng, còn một số bên liên quan đến tranh chấp quan niệm và theo đuổi các lợi ích trước mắt của mình ở Biển Đông mà chưa tính đến đầy đủ lợi ích lâu dài của chính mình, của các nước trong khu vực và lợi ích chung của cộng đồng quốc tế. Chính vì vậy, các nhà nghiên cứu cố vấn chính sách phải nỗ lực hơn, sáng tạo hơn để công chúng quan tâm hơn nữa tới Biển Đông; lãnh đạo các nước cần tính toán kỹ lợi ích của dân tộc mình trước khi quyết định tiến hành các hoạt động ở Biển Đông và liên quan đến Biển Đông; để thiết lập các cơ chế kiểm soát hiệu quả tranh chấp, ngăn ngừa xung đột ở Biển Đông.
Trong bài phát biểu đề dẫn của ông Lê Lương Minh, Tổng thư ký ASEAN, được trình bày bởi ông Nyan Lynn, Phó tổng thư ký ASEAN, tầm quan trọng của Biển Đông đối với hòa bình, ổn định và phát triển trong khu vực và trên thế giới tiếp tục được đề cao. Nếu không có hòa bình, ổn định ở Biển Đông, ASEAN khó xây dựng thành công Cộng đồng ASEAN. Vì vậy, ASEAN luôn kêu gọi và thúc đẩy các bên liên quan giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982); đồng thời thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Ðông (DOC), đẩy nhanh tiến trình xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Ðông (COC). ASEAN có lợi ích và vai trò quan trọng trong việc gìn giữ hòa bình và ổn định ở Biển Đông.
Trong thời gian 2 ngày của Hội thảo, học giả đến từ nhiều nước sẽ trình bày các tham luận tập trung vào một số vấn đề có liên quan đến tình hình Biển Đông trong thời gian gần đây như: Những diễn biến gần đây ở Biển Đông; ASEAN và Biển Đông; Luật pháp quốc tế, UNCLOS 1982 và Biển Đông; Những diễn biến pháp lý gần đây và Biển Đông; Kinh nghiệm quốc tế và khu vực trong xử lý tranh chấp biển; Đánh giá Tuyên bố DOC và việc thực thi DOC; Quản lý căng thẳng và tương lại của Biển Đông…
(Theo QDND)
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065