BP - Ngày 7-5-1978, Tư lệnh Hải quân Giáp Văn Cương và Chính ủy Hải quân Hoàng Trà ra kiểm tra tại đảo Hòn Sập (quần đảo Trường Sa). Tại đây, Tư lệnh Giáp Văn Cương đề nghị đổi tên đảo Hòn Sập thành đảo Phan Vinh, mang tên người Anh hùng liệt sĩ, trung úy Nguyễn Phan Vinh, thuyền trưởng của tàu 235 trong đoàn tàu không số, đường Hồ Chí Minh trên biển. Trong số hàng ngàn hòn đảo lớn nhỏ ở nước ta trên biển Đông, có lẽ đây là đảo duy nhất mang tên một con người. Và các thế hệ cán bộ, chiến sĩ đảo Phan Vinh nói riêng, Quân chủng Hải quân nói chung không bao giờ quên trận chiến đấu và sự hy sinh anh dũng của Anh hùng Nguyễn Phan Vinh.
TRẬN CHIẾN KHÔNG
CÂN SỨC
Ngày 31-1-1968 (đêm 30 rạng sáng mồng Một tết Mậu Thân), cuộc tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân ta ở miền Nam đồng loạt nổ ra. Quân chủng Hải quân nhận lệnh chuẩn bị 4 tàu chở vũ khí vào miền Nam. Tàu 235 do trung úy Nguyễn Phan Vinh làm thuyền trưởng nhận nhiệm vụ vận chuyển 14 tấn vũ khí, đạn dược chi viện cho tỉnh Khánh Hòa.
Cán bộ, chiến sĩ cùng các chư tăng Giáo hội Phật giáo Việt Nam bên cột mốc chủ quyền đảo Phan Vinh - ảnh internet
Với chiến công phi thường ấy, ngày 25-8-1970, liệt sĩ Nguyễn Phan Vinh được Đảng và Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
ĐẢO MANG TÊN
NGƯỜI ANH HÙNG
Đảo Phan Vinh nằm ở 8o58’ vĩ độ Bắc, 114o41’30” kinh độ Đông, trên một nền san hô hình vành khuyên dài khoảng 5 hải lý theo hướng Đông Bắc - Tây Nam. Diện tích tuy nhỏ nhưng đảo Phan Vinh có vị trí chiến lược rất quan trọng của quần đảo Trường Sa. Đảo nằm gần như cách đều 3 hòn đảo đang bị Trung Quốc chiếm đóng là Gạc Ma, Chữ Thập và Châu Viên với khoảng cách trên 50 hải lý.
Tuy ở nơi đầu sóng ngọn gió, nhưng nhờ sự quan tâm đầu tư của Quân chủng Hải quân, hiện hệ thống nhà ở và làm việc trên đảo Phan Vinh đã được xây dựng khang trang. Đường đi lối lại đã được bê tông hóa. Hệ thống điện năng lượng mặt trời đã được lắp đặt, giúp điều kiện sống của người lính trên đảo tốt hơn. Các trạm thu tín hiệu vệ tinh, sóng điện thoại được phủ, góp phần nâng cao đời sống tinh thần lính đảo. Từ một hòn đảo trơ trọi toàn cát trắng, những bàn tay người lính đã biến nơi đây rợp bóng cây xanh với hàng chục loài khác nhau, nhiều nhất là các loại cây bàng vuông, phong ba và dừa. Những vườn rau xanh tốt, những mẻ lưới đầy cá và từng đàn gà, vịt hàng trăm con... là thành quả bao tháng ngày tần tảo, miệt mài lao động của những người lính giữa trùng khơi. Các thế hệ cán bộ, chiến sĩ đảo Phan Vinh rất vinh dự, tự hào với những thành tích đã đạt được. Dù khó khăn, gian khổ họ vẫn chắc tay súng, vững niềm tin, hiên ngang nơi sóng cả, bảo vệ vững chắc biển trời Tổ quốc thân yêu...
Trải qua gần 40 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, cán bộ, chiến sĩ trên đảo Phan Vinh đã lập nhiều thành tích xuất sắc, được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Nhất; nhiều lần được Bộ Tư lệnh Hải quân tặng danh hiệu “Đơn vị quyết thắng”, nhiều cá nhân được tặng thưởng huân chương các loại, xứng đáng với niềm tin yêu của Đảng, quân đội và nhân dân. (*)
Trung Lương
(*) Bài viết có tham khảo các tài liệu: Lịch sử Hải quân và biendong.net
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065