Sau 5 năm, thực tế có những văn bản hướng dẫn thi hành luật mới ban hành được 1 năm, thậm chí nhiều vấn đề trong luật còn chưa được thẩm thấu đến các cơ sở đào tạo và đối tượng quan trọng nhất chịu ảnh hưởng điều chỉnh bởi luật là sinh viên và giảng viên các trường đại học. Phía sau vấn đề này nói lên điều gì?
Giáo dục đại học ở nước ta có cách đây hàng ngàn năm và trải qua nhiều nền giáo dục khác nhau. Nền giáo dục cách mạng từ năm 1945 đã đạt được những thành tựu to lớn, góp phần tạo ra các thế hệ nguồn lực con người Việt Nam - nhân tố quyết định thắng lợi sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, đáng buồn là trong giai đoạn đổi mới và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay, giáo dục đại học của nước ta lại ngày càng bộc lộ yếu kém, thua kém bạn bè.
Để đạt mục tiêu trở thành một nước công nghiệp hiện đại, chúng ta cần huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực. Và một trong những yếu tố có ý nghĩa quyết định là chất lượng giáo dục đại học. Bởi đại học là môi trường bồi dưỡng, sáng tạo, chuyển giao thành tựu khoa học, là đầu tàu tạo ra lao động chất lượng cao phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước. Trong thời đại kinh tế tri thức, để đi tắt đón đầu thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, quốc gia nào cũng xem nguồn nhân lực chất lượng cao giữ vai trò quyết định. Đội ngũ nhà khoa học có trình độ nghiên cứu, có khả năng công bố kết quả nghiên cứu trong nước và quốc tế với số lượng nhiều hay ít, chất lượng và hiệu quả xã hội cao hay thấp..., là thước đo phản ánh sự phát triển khoa học, trình độ và chất lượng nền giáo dục của mỗi quốc gia. Góc độ này, chỉ trong khu vực Đông Nam Á, chúng ta cũng đang thua khá xa so với bạn bè. Điển hình như giai đoạn 1996-2011, Việt Nam có 13.172 công trình khoa học công bố trên các tạp chí quốc tế, bằng khoảng 1/5 của Thái Lan, 1/6 Malaysia, 1/10 Singapore, trong khi dân số Việt Nam gấp 17 lần Singapore, 3 lần Malaysia và gần 1,5 lần Thái Lan. Chỉ số ảnh hưởng của các công trình nghiên cứu khoa học của Việt Nam cũng thấp nhất...
Nguyên nhân cơ bản dẫn tới phải sửa đổi Luật Giáo dục đại học 2012 là bởi yêu cầu cấp thiết phải đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục nước nhà theo tinh thần Hiến pháp 2013, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) đang đặt ra đòi hỏi mới. Trong khi đó, Luật Giáo dục đại học 2012 đã không theo kịp thời đại. Trước khi và sau khi Luật Giáo dục đại học 2012 ra đời, giáo dục đại học nước ta cũng đi sau thời đại.
Có thể những vấn đề đã nêu chưa phản ánh đầy đủ về nền giáo dục Việt Nam hiện nay. Nhưng nó chắc chắn là những lát cắt, là những hồi chuông quan trọng đối với nền giáo dục đại học nước ta và nhanh chóng có giải pháp, nếu không muốn ngày càng tụt hậu.
Trần Phương
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065