Thông qua hoạt động giám sát, mặt trận góp phần kịp thời phát hiện những sai phạm, khuyết điểm; phát hiện, phổ biến, nhân rộng những nhân tố mới, các điển hình tiên tiến và những mặt tích cực; phát huy quyền làm chủ của nhân dân, góp phần xây dựng nhà nước trong sạch, vững mạnh.
Tuy nhiên, để hoạt động giám sát của mặt trận thực sự mang lại hiệu quả thì vai trò giám sát của MTTQ phải mang tính độc lập, đại diện cho nhân dân. Thế nhưng, tại Khoản 2, Điều 25 của dự thảo Luật MTTQ lại có quy định như sau: Giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam mang tính nhân dân, hỗ trợ cho công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra của Nhà nước nhằm kịp thời phát hiện và kiến nghị xử lý những sai phạm, khuyết điểm đồng thời kiến nghị sửa đổi, bổ sung các chính sách, pháp luật; phát hiện, phổ biến những nhân tố mới, các điển hình tiên tiến và những mặt tích cực; phát huy quyền làm chủ của nhân dân, góp phần xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh.
Theo ý kiến của cá nhân tôi thì quy định như vậy là không đúng. Bởi cũng theo dự thảo, MTTQ là nơi đại diện, bảo vệ quyền lợi chính đáng của dân, hoạt động giám sát của mặt trận mang tính nhân dân. Vì vậy, giám sát của mặt trận phải độc lập, phải đại diện cho nhân dân và như giám sát của Quốc hội, chứ không phải hỗ trợ cho nhà nước trong hoạt động thanh tra, kiểm tra. Do đó, tôi đề xuất cần khẳng định rõ hoạt động giám sát của MTTQ là giám sát độc lập, đại diện cho nhân dân. Dự thảo nên bỏ quy định giám sát của MTTQ hỗ trợ cho các cơ quan nhà nước. Bên cạnh đó, dự thảo luật cũng cần quy định MTTQ tập trung giám sát những nội dung cụ thể tại cơ sở. Vì MTTQ có liên quan trực tiếp đến nhiều vấn đề thuộc về đời sống của dân, như: điện, đường, trường, trạm, cầu, phà... và những vấn đề thiết thực, cần tập trung vào hoạt động quản lý nhà nước tại cơ sở. Đồng thời, dự thảo luật cũng cần quy định mặt trận được giám sát, kiến nghị về việc thực hiện kế hoạch, nghị quyết của Quốc hội, trong đó HĐND tham gia làm thành viên của đoàn giám sát những nội dung, những vấn đề thiết thực với người dân ở cơ sở.
Về vai trò của MTTQ, Hiến pháp năm 2013 đã ghi nhận: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, tôi đề nghị dự thảo nên quy định thêm vai trò của MTTQ trong việc góp ý cho Đảng, Nhà nước về công tác cán bộ theo đề nghị của các cơ quan Đảng, Nhà nước. Khi các cơ quan này đề nghị, MTTQ sẽ tổ chức các hội nghị để lấy ý kiến nhân dân. Ví dụ: Khi bầu trưởng thôn, thậm chí nếu có tổ chức bầu chủ tịch xã trực tiếp, thì là đại diện cho nhân dân, MTTQ phải tham gia tích cực vào quá trình công tác cán bộ từ cơ sở.
Và để phát huy vai trò của nhân dân trong giám sát, dự thảo luật cần phát huy tối đa tính dân chủ, đảm bảo công khai, minh bạch trong hoạt động giám sát. Phạm vi, đối tượng giám sát, phản biện của MTTQ bao gồm cả việc ban hành chính sách, pháp luật và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước. Có như vậy thì hoạt động giám sát của MTTQ mới mang lại hiệu quả và mới thực sự vì dân.
Kim Ngọc
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065