Khi tham gia vào các quan hệ dân sự, quyền của chủ sở hữu thuộc các hình thức sở hữu đều được bảo vệ bình đẳng trước pháp luật, không phụ thuộc vào tính chất sở hữu, thành phần kinh tế, tài sản thuộc sở hữu toàn dân hay tài sản thuộc sở hữu tư nhân. Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, sử dụng theo quy định của Hiến pháp, bộ luật này và các luật khác có liên quan.
Về vấn đề này, có một số ý kiến cho rằng, sở hữu toàn dân được ghi nhận trong Hiến pháp. Bộ luật Dân sự vì thế cần có những quy định riêng về việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản công thuộc sở hữu toàn dân. Thứ hai, theo quy định của Hiến pháp, Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, do đó có thể xác định đây là chủ thể có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu toàn dân. Vì vậy, trên cơ sở sở hữu toàn dân cần ghi nhận hình thức sở hữu Nhà nước trong Bộ luật Dân sự là hợp lý. Thứ ba, nếu Bộ luật Dân sự không tiếp tục quy định về vấn đề này có thể gây khó khăn trong thực tiễn áp dụng pháp luật.
Tuy nhiên, theo suy nghĩ của người viết thì quy định như trên là hoàn toàn đúng và phù hợp với thực tế của đất nước hiện nay. Thứ nhất là nó bảo đảm tính thống nhất với nội dung, tinh thần của Hiến pháp về sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã được ghi nhận tại các điều 32, 51 và 53. Đồng thời, quy định này cũng phù hợp với nguyên tắc xác định hình thức sở hữu trong các quan hệ dân sự. Theo đó, khi xác định hình thức sở hữu thì cần phải căn cứ vào sự khác biệt trong cách thức thực hiện các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt của chủ sở hữu đối với tài sản chứ không phải căn cứ vào yếu tố ai là chủ thể cụ thể của quyền sở hữu như quy định hiện hành.
Thứ hai, đối với sở hữu toàn dân, việc không quy định hình thức sở hữu này trong Bộ luật Dân sự cũng không làm giảm hay mất đi cơ sở pháp lý để điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến tài sản công, vì ngoài Hiến pháp còn có rất nhiều luật khác quy định liên quan đến việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản công, như, Luật Đất đai, Luật Tài nguyên nước, Luật Khoáng sản, Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Luật Biển Việt Nam, Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư, quản lý tài sản nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước... Hơn nữa, xuất phát từ bản chất của các quan hệ dân sự cho thấy, khi cơ quan, tổ chức thuộc Nhà nước đưa tài sản thuộc sở hữu toàn dân tham gia vào giao lưu dân sự thì đều phải áp dụng chế độ pháp lý chung, không phân biệt hình thức sở hữu, thành phần kinh tế.
Hải An
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065