Thời gian qua, Trạm khuyến nông huyện Hớn Quản đã tập huấn cho trên 2.500 lượt nông dân về chăn nuôi và thâm canh các loại cây trồng, như: hồ tiêu, khổ qua, các loại rau xanh an toàn... Trạm còn phân công cán bộ xuống cơ sở hướng dẫn cụ thể về kỹ thuật cho nông dân. Anh Võ Thanh Sơn, Trưởng trạm khuyến nông huyện cho biết: “Qua các lớp tập huấn, hội thảo, nông dân trên địa bàn đã xây dựng được nhiều mô hình có giá trị kinh tế cao, hiệu quả đạt từ 80-200 triệu đồng/ha/năm”.
Anh Bùi Văn Ngoạn, nông dân ở ấp Bình Phú, xã An Phú đang chăm sóc vườn tiêu áp dụng mô hình canh tác bằng phân bón hữu cơ vi sinh |
Với 5 điểm đăng ký áp dụng canh tác cây tiêu bằng phân hữu cơ vi sinh trên địa bàn hai xã của huyện, qua theo dõi của Trạm khuyến nông, các mô hình này đã hạn chế được bệnh chết nhanh, chết chậm thường gặp ở cây tiêu, giúp cây phát triển bền vững. Anh Sơn nói: “Việc bón phân chuồng ủ mục (phân trâu, bò, heo, gà...), hữu cơ vi sinh (phân trùn quế), phân hữu cơ sinh học kết hợp với ủ men Trichoderma sẽ tạo môi trường, làm hệ sinh thái trong đất phát triển phong phú hơn. Đặc biệt, trong phân hữu cơ vi sinh có trộn thêm một số vi khuẩn có ích (Trichoderma có chứa nấm đối kháng nấm Phytopthora) nhằm kháng bệnh cho cây tiêu.
Hiệu quả từ mô hình trình diễn đã làm thay đổi cách nghĩ, cách làm của nông dân. Chị Huỳnh Thị Ngọc Yến ở tổ 4, ấp 5, xã Tân Khai cho biết, trên cùng diện tích canh tác, so với cây lúa thì trồng các loại rau màu cho thu nhập cao hơn nhiều lần. Với kinh nghiệm làm màu trên ruộng lúa và qua áp dụng kỹ thuật của trạm chuyển giao, năm 2010, gia đình chị triển khai trồng 2 vụ màu, 1 vụ lúa. Với diện tích 2.000m2 khổ qua, 4.000m2 dưa leo và được trạm khuyến nông huyện hỗ trợ giống, quy trình canh tác, kỹ thuật chăm sóc, sau 3 tháng cho mỗi vụ màu, ước tính với năng suất đạt từ 6-7 tấn, mức giá thu mua tại vườn trên 6.500 đồng/kg như hiện nay, gia đình chị thu lãi trên 15 triệu đồng/1.000m2. Chị Yến cho biết thêm: “Nhờ áp dụng đúng kỹ thuật làm đất, gieo cây con, bón phân, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh trong từng giai đoạn phát triển, với 7 sào đất ruộng, sau khi trừ các khoản chi phí, gia đình tôi thu nhập hơn 90 triệu đồng”.
Anh Võ Thanh Sơn cho rằng: Hiện nay, diện tích trồng lúa trên địa bàn huyện còn manh mún, xen lẫn với vườn cây công nghiệp, cây ăn trái nên việc cơ giới hóa trên đồng ruộng gặp nhiều khó khăn, hiệu quả canh tác không cao. Tuy nhiên, đã có nhiều hộ chuyển sang mô hình 1 lúa - 2 màu hoặc chuyên canh cây màu đã cải thiện cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy phong trào sản xuất nông nghiệp địa phương phát triển. Với hiệu quả đạt được, trung tâm sẽ thường xuyên chỉ đạo cán bộ khuyến nông huyện phối hợp với cán bộ khuyến nông các xã tổ chức nhiều cuộc hội thảo cũng như mô hình trình diễn, truyền đạt khoa học kỹ thuật đến người nông dân để ngày càng nâng cao hiệu quả kinh tế cho gia đình và xã hội.
Thanh Mảng
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065