Với mỗi người Ấn Độ theo đạo Hindu, chu kỳ 12 năm một lần hành hương về một trong bốn vùng đất tổ chức lễ hội Kumbh Mela là một phần không thể thiếu trong cuộc sống.
Dòng người hành hương
Tính đến thời điểm lễ hội Maha Kumbh kết thúc vào ngày 10-3, chính quyền địa phương ước tính có khoảng 100 triệu người hành hương đến tẩy trần trên dòng sông Hằng và sông Yamuna linh thiêng ở Allahabad. Dù tắm sông để tẩy trần là điểm nhấn nổi bật ở lễ hội này, thế nhưng rất nhiều người chỉ ở trên bờ.
Pháp sư 200 tuổi
Trong ảnh là một pháp sư được cho đã 200 năm tuổi, đã thiền tịnh hàng chục năm trên vùng núi tuyết Himalaya.Tại lễ hội Kumbh, những người hành hương sẽ có cơ hội được ban phước và những lời khuyên răn từ các pháp sư, cũng như các thầy tu khổ hạnh - những người được gọi là sadhu. Các pháp sư nổi tiếng nhờ vào những năng lực phi thường và có thể có tới hàng ngàn môn đệ.
Tu luyện
Rất nhiều thầy tu sadhu chăm chỉ tập luyện khả năng chịu đựng dẻo dai nhằm đạt đến cảnh giới hay cõi siêu thoát. Người đàn ông trong ảnh đã đứng liên tục cả ngày lẫn đêm suốt năm. Khi đi ngủ vào buổi tối, đầu ông ngả luôn xuống giá treo phía trước. Những người khác, có người chọn phương pháp dang tay, có người đứng một chân hoặc các cách uốn ép cơ thể khác nhau.
Phước lành từ các thầy tu
Trong ảnh, một người hành hương đang xin ban phước từ một thầy tu bằng cách chạm vào chân của thầy và đặt một khoản cúng tiền nho nhỏ. Thông thường, các thầy tu sẽ chuyển số tiền này về thiền viện, nơi họ thiền luyện hoặc cho các pháp sư.
Cấp đồ ăn cho người hành khất
Dù các thiền viện có thể nhận được rất nhiều tiền và các sư trụ trì có thể trở nên rất giàu có, thế nhưng hầu hết các thiền viện đều làm từ thiện, ví dụ như cấp bữa ăn miễn phí gồm cơm và dhal (cà ri đậu lăng) cho hàng trăm người hành hương.
Trong lễ hội của người Hindu, đồ ăn sẽ là đồ chay và không có rượu hay các loại đồ uống có cồn.
Khách hành hương phương Tây
Ở lễ hội Kumbh, không chỉ có duy nhất người Ấn Độ bởi hàng trăm ngàn khách hành hương phương Tây cũng về đây. Với một số người, đó chỉ đơn giản để có thêm trải nghiệm, nhưng với những người còn lại, tín ngưỡng tôn giáo mới là nguyên nhân để họ ở đây.
Trong ảnh, một khách hành hương phương Tây đang tham dự một buổi tập luyện yoga phức tạp.
Đoàn diễu hành của các naga
Những người tham gia lễ hội Kumbh nổi bật nhất là các "naga" - những thầy tu sadhu ở trần bôi đầy bột màu. Họ là những người đã rũ bỏ được hầu hết những lệ thuộc vật chất trong quá trình tìm đến sự khai sáng tinh thần. Họ sẽ dẫn đầu đoàn diễu hành lúc sáng sớm xuống các bến tắm và là những người đầu tiên dầm mình vào dòng nước.
Những ngôi đền bằng bìa
Do lễ hội được tổ chức ở vùng đồng bằng ngập nước nơi sông Hằng và sông Yumuna giao nhau, tất cả các tòa nhà đều là các công trình mới được xây dựng bằng bìa cáctông và khung gỗ để phục vụ mọi người trong thời gian lễ hội, hết mùa lại dỡ đi. Dù vậy, các đền thờ và các thiền viện đều rất quy mô và được xây dựng cầu kỳ.
Ăn ở tập thể
Phòng nghỉ trong thành phố và các vùng phụ cận khó có thể đáp ứng được số lượng khổng lồ những người hành hương. Và mặc dù vô số các khu lều trại được dựng thêm, nhưng vẫn có rất nhiều người phải ngủ ngoài trời.
Trong ảnh, những người hành hương đang xếp hàng để vào một trong số 35.000 nhà vệ sinh tạm thời được bố trí trong năm nay.
Khoảnh khắc yên bình
Khoảnh khắc yên bình |
Ở lễ hội Kumbh, không khí đường phố náo nhiệt giống như ngày hội hóa trang carnival và đám đông xung quanh luôn chật cứng. Thế nhưng vẫn có những khoảnh khắc yên tĩnh khi người khách hành hương nhỏ tuổi dành thời gian cầu nguyện cho riêng mình.
Mặt nước yên tĩnh
Bến tắm Sangam là điểm thuận tiện nhất, vì nằm ngay điểm hợp lưu của con sông Hằng, sông Yamuna và sông Sarasvati huyền bí. Tuy nhiên, số người ở đây quá đông, thế nên nhiều người chọn các bến tắm khác xa hơn, về phía thượng lưu hoặc hạ lưu.
(Theo TTO)
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065