Chính phủ Australia ước tính dự án trị giá 15 triệu AUD này sẽ tiêu diệt được tới 95% số cá chép ở hệ thống sông lớn này trong vòng 30 năm tới.
Bộ trưởng Khoa học Australia Christopher Pyne cho biết chủng virus cyprinid herpesvirus-3 sẽ được đưa xuống hệ thống sông Murray-Darling vào năm 2018 và những công trình nghiên cứu cho thấy virus này là an toàn và không ảnh hưởng đến con người.
Ông Pyne cho biết: “Chủng virus này chỉ gây hại cho loài cá chép châu Âu bằng cách tấn công vào da, mang, cật, khiến cá ngừng thở. Thông thường sau khi nhiễm virus khoảng 1 tuần, loài cá mới biểu hiện triệu chứng và chết trong vòng 24 giờ sau đó.”
Tuy nhiên, Bộ trưởng Pyne cho biết kế hoạch đưa virus xuống sông để tiêu diệt cá chép cần phải lui lại đến tận năm 2018 do cần chuẩn bị biện pháp đối phó với những hệ quả có thể tác động tới dòng sông khi có tới hàng trăm nghìn, thậm chí hàng triệu tấn cá sẽ bị chết ở hệ thống sông Muray. Ông nói: “Chúng ta cần phải có chương trình làm sạch, cần một chương trình tham vấn cộng đồng và có thể phải sửa đổi một số điều luật.” Chính vì vậy mà phần lớn trong số 15 triệu AUD của dự án này được dành cho các biện pháp xử lý số cá chết sau đó.
Theo ông Pyne, hiện các cơ quan chức năng Australia đang lựa chọn một số giải pháp như có thể dùng số cá chết đó để làm phân bón, hoặc thức ăn cho vật nuôi, hoặc có thể sẽ được đem chôn trong những hố lớn.
Bộ trưởng Nông nghiệp và Nguồn nước Australia Barmaby Joyce cho biết giống cá chép châu Âu sinh sôi, phát triển rất nhanh ở hệ thống sông Murray-Darling và những thiệt hại do loài cá này gây ra cho nền kinh tế Australia mỗi năm ước tính tới 500 triệu AUD. Dự án dùng virus này có thể giúp tiêu diệt từ trên 500.000 tấn đến 2 triệu tấn cá chép ở hệ thống sông Murray-Darling.
Các nhà khoa học Australia đã mất nhiều năm tiến hành thử nghiệm và quyết định rằng chỉ có dùng chủng virus này mới giúp giảm hiệu quả số lượng cá chép ở sông Murray-Darling mà không ảnh hưởng tới các loài khác.
Trong khi đó, các ngư dân ở bang Nam Australia lại đang cảnh báo kế hoạch dùng virus tiêu diệt cá chép có thể gây ô nhiễm môi trường do một khối lượng lớn cá sẽ bị chết ở hệ thống sông Murray-Darling. Họ cho rằng với hàng nghìn tấn cá bị chết nhanh cùng lúc như vậy thì sức người không thể dọn sạch được vì các nhà máy chế biến cá không nhận cá chết.
Loài cá chép châu Âu lần đầu tiên được đưa vào Australia khoảng giữa đến cuối những năm 1800. Trận lụt năm 1970 đã đưa loài cá chép này từ hệ thống sông Murray-Darling lan ra nhiều vùng và nay chúng được tìm thấy ở gần như các bang của Australia, trừ vùng Lãnh thổ phía Bắc.
Nguồn TTXVN
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065