Một người nằm mơ mình đang phỏng vấn Thượng đế: “Điều gì ở loài người làm cho ngài ngạc nhiên nhất sau khi ngài đã tạo ra họ?” Thượng đế trả lời: “…Đó là họ phung phí sức khỏe để kiếm cho thật nhiều tiền, rồi bỏ tiền đó ra để phục hồi sức khỏe…”
Câu chuyện cười cái căn bệnh hùng hục, lăng xăng, căng thẳng,… trong đời sống bận rộn của con người hiện đại. Nhưng đó cũng là lời cảnh báo: hôm nay nếu bạn quên đi điều quý giá nhất là sức khỏe, ngày mai bạn sẽ phải ân hận.
Cuộc sống không là cán cân thăng bằng
Trong cuộc hội thảo “Cân bằng công việc và cuộc sống,” tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh năm vừa qua, anh Nguyễn Thành Phong, Giám đốc điều hành công ty chuyên sản xuất hàng tiêu dùng ở Bình Dương chia sẻ: “Từ khi đảm nhận vị trí mới, ngày nào sau 20 giờ tôi mới về nhà. Tối đến còn tiếp tục lập kế hoạch kinh doanh, phát triển nguồn nhân lực đến khuya. Một tháng đầu, áp lực công việc khiến tôi luôn mệt mỏi. Sau vài tháng, tôi sụt 4kg Cuối tuần không tìm đâu thời gian đưa vợ con đi chơi. Cảm giác mệt mỏi chán chường, nhiều lúc đau đầu như búa bổ, hoa mắt chóng mặt, thấy tai ù đi không nghe gì nữa, đầu óc khó tập trung…”
Có tới 90% những người có mặt tại hội thảo đang chịu áp lực nặng nề và sự mất cân bằng công việc và cuộc sống. Chị Thanh Thủy, Trưởng phòng kinh doanh một doanh có vốn đầu tư nước ngoài ở quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh phải nhập viện cấp cứu vì ngất xỉu trong giờ làm việc. Chị tâm sự: “Áp lực về doanh số khiến đầu óc tôi lúc nào cũng quay cuồng. Đêm nằm mơ cũng thấy mình đang phân việc cho nhân viên. Không thể tưởng tượng nổi tôi có thể quên đi mật khẩu email đã sử dụng 10 năm nay! Mới 40 tuổi mà làm gì tôi cũng phải ghi ra giấy.”
Áp lực thời hiện đại khiến nhiều người mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Hậu quả là sức khỏe suy giảm, chất lượng lao động giảm sút. Khảo sát của caravat.com trên 2.000 người cho thấy chỉ có 27% người lao động có được sự hài hòa giữa công việc và cuộc sống, trong khi 62% bị mất cân bằng và 11% hoàn toàn không có sự cân bằng.
Đủ thứ bệnh vì “không có thời gian”
Chính sự mất cân bằng đó đã đẩy người bận rộn vào tình trạng suy sụp sức khỏe. Điều đầu tiên mà họ phải đối mặt là stress (căng thẳng) đến mức kiệt sức, đau đầu, mất ngủ, rối loạn giấc ngủ hoặc ngủ quên. Stress còn đi kèm với cảm giác bất an, giận dữ, hoặc sợ hãi.
Các chuyên gia về tim mạch đã đưa ra cảnh báo, stress trầm trọng và kéo dài có thể làm tổn hại hệ miễn dịch và các chức năng sinh lý khác, làm suy yếu khả năng chống lại bệnh tật của cơ thể. Nó cũng là căn nguyên của những bệnh tâm thần kinh như mất ngủ, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn phiền, cáu gắt, loạn trí nhớ, trầm cảm....
Stress gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, loạn nhịp tim, hồi hộp đánh trống ngực...; bệnh tiêu hóa như viêm loét dạ dày, tá tràng; hoặc các bệnh cơ khớp, như co cứng cơ, đau lưng, đau khớp, cảm giác kiến bò ở ngón tay, máy mắt, chuột rút, run rẩy...
Học cách sống cân bằng
Một nghịch lý vốn vẫn tồn tại trong cuộc sống này, đó là khi còn trẻ, mọi người sẵn sàng hy sinh sức khỏe để đổi lấy của cải. Khi nhiều tuổi hơn mọi người mới thấm thía, mình có thể hy sinh của cải để đối lấy chút ít sức khỏe.
Lời khuyên của bác sỹ dành cho người trẻ đang quên mình mà sống quá nhanh, đừng viện cớ không có thời gian, bởi việc chăm sóc sức khỏe khi còn khỏe là cực kỳ đơn giản. Hãy bớt chút bận rộn trong ngày để tập luyện thể thao (ít nhất 4 lần mỗi tuần). Ăn uống có cân nhắc điều độ, bớt các thức ăn nhiều chất béo, uống nhiều nước. Làm việc căng thẳng thì cần học cách massage để cơ bắp được thư giãn. Ấy là cân bằng về thể chất.
Cân bằng về tinh thần cũng vô cùng quan trọng. Các chuyên gia tâm lý cho rằng, bạn không nên nhỏ mọn với tâm trí khi nó cần nghỉ ngơi, nghe nhạc, đọc sách hoặc đơn giản là ngồi ngắm một cây hoa đẹp. Cởi mở với thế giới xung quanh, tán gẫu với bạn bè dăm bảy phút. Tại sao không chứ, khi điều đó sẽ khiến đầu óc ta thảnh thơi cũng như thấy mình được yêu quý và thấy thương mến mọi người… Có câu ngạn ngữ của người Ba Tư cũ: “Tôi cảm thấy hết buồn vì mình không có giày để đi vào chân khi nhìn thấy một người đàn ông không có chân.”
Khi hài lòng với tất cả những điều may mắn mà cuộc sống cho bạn, bạn sẽ thấy mình tràn đầy nhiệt huyết, hứng thú để làm việc, để tận hưởng chứ không bao giờ rơi vào trạng thái và tâm lý rã rời.
Cuối cùng, có bệnh thì phải chữa, căng thẳng cũng là bệnh, để lâu lại gây họa lớn. Các chuyên gia y tế cũng khuyên, ngay khi có các dấu hiệu của stress, bạn đừng để nó tiến triển thành các bệnh thần kinh hay tim mạch…
Thuốc cho căn bệnh căng thẳng là thuốc chữa từ gốc bệnh mà ra. Cụ thể, người làm việc trí óc căng thẳng thì não mệt mỏi, tuần hoàn máu lên não kém, lưu lượng máu đến não giảm. Do đó, quan trọng trước hết là phải hoạt huyết, phá ứ và giúp máu lưu thông lên não tốt. Bên cạnh đó cũng cần bồi bổ khí huyết để máu lên não được nhanh chóng hơn. Khí huyết lưu thông, bồi bổ, tuần hoàn máu được điều hòa, thì khắc trí tuệ minh mẫn, đầu bớt đau, mắt không còn hoa, mặt mày không xây xẩm…, tứ chi cũng nhờ đó mà không còn đau nhức, tê bì…
Các cụ xưa vẫn dụng bài thuốc Huyết phủ trục ứ thang trong đông y để trị các chứng bệnh nói trên. Còn ngày nay, thuốc cho trí não trên thị trường rất nhiều, đa phần được chiết xuất từ thảo dược lành tính. Ví dụ như Viên nang Hoạt huyết dưỡng não Cerecaps của Mediplantex chẳng hạn.
Dựa trên bài thuốc cổ nổi tiếng Huyết phủ trục ứ thang hàng nghìn năm tuổi, hoạt huyết dưỡng não Cerecaps được gia giảm thêm cao bạch quả với lượng thích hợp nên hiệu quả phá huyết tiêu tứ rất mạnh, đồng thời bồi bổ khí huyết giúp tăng cường tuần hoàn não nhanh chóng. Có thể coi đây là bài thuốc hiệu nghiệm để trị tận gốc cái sự mất cân bằng trong cuộc sống của những người bận rộn thời nay.
(Theo TTXVN)
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065