Đến nay, văn bản hướng dẫn thi hành Luật Báo chí chưa đầy đủ nên việc tác nghiệp của nhà báo còn hạn chế. Trong ảnh, các nhà báo tác nghiệp tại giải leo núi Bà Rá - Ảnh: B.L
Cụ thể, Điều 216 trong Bộ luật Hình sự năm 2015 là những quy định về tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động và đây cũng là một trong số 34 điều hoàn toàn mới trong bộ luật này. Nội dung của Điều 216 như sau:
Người nào có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ theo quy định từ 6 tháng trở lên thuộc một trong những trường hợp sau đây, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm: Trốn đóng bảo hiểm từ 50 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng; Trốn đóng bảo hiểm cho từ 10 người đến dưới 50 người lao động. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm: Phạm tội 2 lần trở lên; Trốn đóng bảo hiểm từ 300 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng; Trốn đóng bảo hiểm cho từ 50 người đến dưới 200 người; Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 1 Điều này. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng hoặc bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm: Trốn đóng bảo hiểm 1 tỷ đồng trở lên; Trốn đóng bảo hiểm cho 200 người trở lên; Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 2 Điều này. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.
Theo quy định như điều luật trên đây thì người bị cho là phạm tội thì phải đáp ứng đủ hai yếu tố cấu thành tội phạm này. Thứ nhất là người nào có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ theo quy định từ 6 tháng trở lên... Và yếu tố thứ hai là đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm... Trong khi đó, việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đối với người sử dụng lao động là bắt buộc, nhưng thực tế có không ít người lao động chưa nhận thức được đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ, trách nhiệm của mình khi tham gia các loại hình bảo hiểm trên. Vì thế đã có không ít người chỉ muốn tham gia một loại hình bảo hiểm y tế, còn bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp họ chưa tham gia. Lý do là vì hai loại hình này chưa thực sự hấp dẫn đối với họ. Thứ hai là vì thu nhập của họ chưa cao, trong khi đó, hằng tháng họ phải trích ra một khoản không nhỏ từ tiền lương. Thứ ba là công tác tuyên truyền còn hạn chế nên người lao động chưa nhận thức được quyền lợi thiết thực khi tham gia các loại hình bảo hiểm này. Chính vì vậy, đã có doanh nghiệp người lao động đồng tình với người sử dụng lao động trong việc không tham gia một hoặc hai và thậm chí là cả ba loại hình bảo hiểm trên. Và trong trường hợp này thì người sử dụng lao động sẽ bị xử lý như thế nào?
Thứ hai, Điều 167 là tội xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân. Điều này có nội dung như sau: Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm: Có tổ chức; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ từ 1 năm đến 5 năm.
Theo quy định trong nội dung của điều luật này thì không phải chỉ có Bộ luật Hình sự, mà quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình còn được quy định trong Hiến pháp năm 2013, Luật Tiếp cận thông tin, Luật Báo chí...Thế nhưng cho đến nay, Luật Biểu tình chưa có, văn bản hướng dẫn thi hành Luật Tiếp cận thông tin cũng chưa ban hành..., văn bản hướng dẫn thi hành Luật Báo chí chưa đầy đủ... thì những quy định trên không thể thực thi và như vậy thì dù Bộ luật Hình sự có quy định cũng như không.
Vì vậy, dư luận mong rằng cơ quan chức năng sớm tham mưu cho Chính phủ ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành các điều luật trên. Có như vậy thì quy định của pháp luật mới phát huy tác dụng.
N.V
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065