Nếu có dịp đến với một số tỉnh vùng núi phía bắc như Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang... bạn sẽ có cơ hội được ăn những món ngon đậm chất núi rừng. Từ gạo nếp nương, bà con bản cao sáng tạo ra nhiều món ngon vô cùng đặc sắc, kỳ công và ngon miệng.
Xôi tím
Sở dĩ món xôi có màu tím bắt mắt là do đã được nhuộm màu gạo nếp trước khi đem đồ chín. Riêng công đoạn nhuộm màu cho gạo lên màu như vậy cũng rất kỳ công. Gạo nấu xôi thường dùng là gạo nếp nương hạt to, mẩy đều đem ngâm và vo, đãi thật sạch. Sau đó nhuộm tím cho gạo bằng lá cây khảu cẳm – một loại cây chỉ có ở miền núi. Lá cây khảu cẳm được rửa sạch rồi luộc đến khi sôi và nước chuyển sang màu tím, sánh lại là được.
Ngâm gạo nếp với nước lá khảu cẳm vài giờ đồng hồ để lên màu trước khi đem đồ cách thủy. |
Đợi nước khảu cẳm đã nguội bớt thì đem gạo nếp đã vo sạch bỏ vào ngâm vài giờ. Đến khi gạo chuyển sang màu đỏ thì đem vớt ra cho vào chõ, đồ cách thủy. Đồ đến khi nào xôi chín mềm, từng hạt từng hạt đã lên màu tím tươi, bóng mẫm, dẻo đều mà không dính nát là đạt yêu cầu.
Xôi sau khi đồ lên có màu tím trông rất bắt mắt và hấp dẫn. Xôi tím có thể ăn không hoặc ăn kèm với muối lạc, muối vừng. |
Khi ăn, xôi tím cho ta cảm nhận hương thơm, độ dẻo, vị ngọt béo và ngậy đặc trưng không lẫn với bất kỳ loại xôi nào. Nhiều người nói vui rằng ăn món xôi này chỉ thấy no chứ hông biết chán, cũng bởi màu sắc và lá cây làm cho món xôi trở nên mát, không dễ gì ngấy được.
Cơm lam
Để làm cơm lam, người ta dùng các nguyên liệu hoàn toàn từ thiên nhiên, là các sản vật của núi rừng ban tặng như gạo nếp nương, ống nứa (ống giang hoặc vầu) còn tươi có độ to, độ dày vừa đủ, lá chuối tươi... Cách chế biến món cơm lam khá đơn giản: Gạo nếp sau khi vo đãi thật sạch được cho vào một ống nứa, chặt bỏ một đầu rồi dùng lá chuối bịt kín lại. Sau đó đem nướng đều ống cơm lam trên than hồng hoặc lửa ngọn.
Khi thấy mùi thơm của gạo nếp bốc ra là dấu hiệu cơm bắt đầu chín. |
Thông thường, với những người có kinh nghiệm khi chọn ống nứa, ống giang hoặc ống vầu để làm cơm lam ngoài việc chọn độ tươi, độ dày thì còn chú ý đến độ dài của ống nứa. Ống nứa hoặc ống giang, ống vầu có độ dài từ 25 - 30cm là phù hợp nhất để làm cơm lam. Trong khi nướng cơm, cần chú ý quay đều ống nứa để gạo bên trong nhận được nhiệt lượng vừa đều và đủ.
Khi ăn, từng lớp vỏ bên ngoài sẽ được chẻ mỏng dần và cắt thành từng khúc nhỏ vừa đủ ăn. |
Để có thể đánh giá việc nướng cơm lam có "đạt chuẩn" hay không, lúc ăn người ta sẽ bóc bỏ lớp vỏ lạt mỏng bên ngoài nhưng vẫn còn một lớp vỏ lụa của ống nứa, ống giang, hoặc ống vầu dính liền với phần cơm bên trong. Vị thơm đậm đà, độ ngậy của gạo nếp cùng với vị ngọt tha
Nguồn VnExpress
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065