Một phiên tòa xét xử lưu động ở phường Tân Phú, thị xã Đồng Xoài - Ảnh: K.B
Theo ý kiến của cá nhân tôi thì quy định như trên, mà cụ thể là tại Khoản 2 của Điều 11 nêu trên là hoàn toàn đúng nhưng không cần thiết vì nó thừa. Do đó, tôi đề xuất nên bỏ Khoản 2 của Điều 11. Vì nếu để thì có sự chồng chéo trong các văn bản pháp luật có liên quan, đồng thời tạo sự thống nhất trong các văn bản pháp luật. Cụ thể là tại Điều 9 của Luật Tổ chức tòa án nhân dân năm 2014 có quy định như sau: Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm dưới bất kỳ hình thức nào. Cá nhân, cơ quan tổ chức có hành vi can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Cao hơn nữa, trong Hiến pháp năm 2013 cũng đã có quy định về điều này. Tại Chương VIII quy định về Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, mà cụ thể trong Khoản 2, Điều 103 của Hiến pháp năm 2013 có quy định như sau: Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm. Hiến pháp là luật gốc, là văn bản pháp luật cao nhất, việc ban hành các văn bản pháp luật chuyên ngành đều phải tuân theo Hiến pháp. Vì vậy, một khi Hiến pháp đã quy định rõ nội dung này, vậy nên theo ý kiến của tôi thì các văn bản pháp luật khác không cần phải đề cập tới.
Ý kiến thứ hai là về quy định thời hạn chuẩn bị xét xử, tại Khoản 1, Điều 203 có quy định như sau: Thời hạn chuẩn bị xét xử các loại vụ án trừ các vụ án xét xử theo thủ tục rút gọn hoặc vụ án có yếu tố nước ngoài được quy định như sau: a) Đối với các vụ án quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, thời hạn là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án; b) Đối với các vụ án quy định tại Điều 30 và Điều 32 của Bộ luật này, thời hạn là hai tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án. Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng không quá 02 tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại Điểm a và 01 tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này. Trường hợp có quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử được tính lại kể từ ngày quyết định tiếp tục giải quyết vụ án của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
Theo ý kiến của cá nhân tôi thì quy định như trên là chưa đầy đủ, không phù hợp với tình hình thực tế cuộc sống hiện nay, cũng như các quy định của pháp luật hiện hành. Do đó, ở điều này, tôi đề nghị cần quy định bổ sung về thời hạn chuẩn bị xét xử trong các trường hợp sau: Thứ nhất là (bổ sung thêm Điểm c) trong thời hạn chuẩn bị xét xử bị đơn có yêu cầu phản tố, hoặc những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập. Trong thực tế, quy định này đã được nêu tại Điều 13 trong Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP ngày 3-12-2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và nghị quyết này vẫn đang còn hiệu lực thi hành. Hơn nữa, quy định trong nghị quyết này phù hợp với thực tế cuộc sống và nó bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia tố tụng.
Thứ hai là (bổ sung thêm điểm d), trong thời hạn chuẩn bị xét xử nguyên đơn có đơn thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện. Đối với trường hợp này cần bổ sung là vì trong Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 sửa đổi và Bộ luật Tố tụng dân sự bổ sung 2011 chưa có quy định này và cho đến nay thì Tòa án nhân dân tối cao cũng chưa hướng dẫn cụ thể để thực hiện nội dung này. Chính vì thế, khi trong thời hạn chuẩn bị xét xử, nguyên đơn có đơn thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện thì tòa án cấp sơ thẩm gặp rắc rối vì không biết xử lý thế nào. Thậm chí có nơi đã bỏ qua yêu cầu chính đáng này của nguyên đơn. Hơn nữa, tại Điểm a, Khoản 2 của Điều 64 trong Dự thảo Bộ luật Tố tụng dân sự sửa đổi cũng đã có quy định đương sự có quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu. Vì vậy, tôi đề xuất cần phải quy định rõ có chấp nhận việc đương sự bổ sung yêu cầu vượt quá yêu cầu ban đầu đã được thụ lý hay không. Nếu không thì tòa án giải quyết bằng cách nào? Hoặc nếu có thì thời hạn chuẩn bị xét xử được tính như thế nào?
N.V
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065