Phòng công chứng và UBND xã, phường có thẩm quyền chứng thực hợp đồng ủy quyền. Trong ảnh: Người dân công chứng tại UBND xã Tiến Thành (Đồng Xoài) - Tư liệu
Khái Niệm
Giấy ủy quyền là một hình thức đại diện ủy quyền do chủ thể bằng hành vi pháp lý đơn phương thực hiện, trong đó ghi nhận việc người ủy quyền chỉ định người được ủy quyền đại diện mình thực hiện một hoặc nhiều công việc trong phạm vi quy định tại giấy ủy quyền (nội dung này không có văn bản nào quy định, chỉ là do cách hiểu của mình).
Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, còn bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao, nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật quy định (căn cứ Điều 581 Bộ luật dân sự).
Căn cứ và bản chất
Xét về căn cứ thì giấy ủy quyền chỉ được thừa nhận mà không có văn bản nào quy định cụ thể. Còn hợp đồng ủy quyền thì có quy định cụ thể trong Bộ luật dân sự năm 2005.
Về bản chất: Giấy ủy quyền là một giao dịch dân sự (sự thỏa thuận hay hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự). Có thể là sự thỏa thuận giữa các bên hoặc hành vi đơn phương về việc lập giấy ủy quyền (thường là việc lập giấy ủy quyền đơn phương của một bên).
Còn hợp đồng ủy quyền là một hợp đồng, nói cách khác là một sự thỏa thuận giữa các bên. Tức chỉ là sự thỏa thuận giữa các bên để lập hợp đồng ủy quyền (phải có chữ ký của hai bên).
Cơ quan chứng nhận
Giấy ủy quyền không có văn bản nào có quy định cụ thể. Vì vậy, các phòng công chứng luôn nhận công chứng khi có yêu cầu. UBND xã, phường thì tùy nơi mà thực hiện chứng thực.
Còn với hợp đồng ủy quyền thì lại có quy định cụ thể tại Luật công chứng năm 2014, trong Nghị định số 23/2015/NĐ-CP. Theo đó, phòng công chứng và UBND xã, phường có thẩm quyền chứng thực hợp đồng ủy quyền.
Thời điểm thực hiện
Đối với giấy ủy quyền: Khi việc ủy quyền, không cần có sự tham gia của bên nhận ủy quyền (ủy quyền đơn phương). Việc lập giấy ủy quyền không đòi hỏi bên nhận ủy quyền phải đồng ý và không có giá trị bắt buộc bên nhận ủy quyền phải thực hiện các công việc ghi trong giấy. Nếu sau khi giấy ủy quyền được lập mà bên nhận ủy quyền không thực hiện công việc theo cam kết thì bên ủy quyền cũng không có quyền yêu cầu bên nhận ủy quyền phải thực hiện, kể cả việc bồi thường thiệt hại, nếu có.
Đối với hợp đồng ủy quyền: Khi việc ủy quyền đòi hỏi phải có sự tham gia ký kết của cả bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền. Việc lập hợp đồng ủy quyền đòi hỏi bên nhận ủy quyền phải đồng ý và có giá trị bắt buộc phải thực hiện các công việc đã nêu trong hợp đồng, đồng thời bên nhận ủy quyền có thể được nhận thù lao (theo thỏa thuận nếu có). Nếu sau khi giấy ủy quyền được lập mà bên nhận ủy quyền không thực hiện công việc theo cam kết thì bên ủy quyền có quyền yêu cầu bên nhận ủy quyền phải thực hiện và bồi thường thiệt hại nếu có.
B.P
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065