Tuy nhiên, số lượng này vẫn chưa đáp ứng so với nhu cầu thực tế, vì dự báo đến năm 2020, nguồn nhân lực khối ngành nông - lâm - ngư nghiệp sẽ thiếu khoảng 3,2 triệu lao động qua đào tạo. Những tồn tại, hạn chế chính dẫn đến thiếu hụt nguồn nhân lực ngành nông nghiệp là một số cơ sở đào tạo chưa thực sự quan tâm tới nhu cầu thị trường và kết nối với doanh nghiệp; nhiều ngành nghề mới, lĩnh vực mới đã xuất hiện, nhưng việc đào tạo vẫn chưa bắt kịp nhu cầu...
Bình Phước cũng chung thực trạng này. Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X đã đề ra mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng của tỉnh đến năm 2020. Theo đó, việc tái cơ cấu ngành thực hiện theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và sự phát triển bền vững, phát triển tập trung vào các cây trồng giá trị xuất khẩu cao; mở rộng chăn nuôi gia súc, gia cầm theo quy mô lớn, hiện đại nhằm phát huy tối đa lợi thế từng vùng, từng địa bàn trong tỉnh. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp tỉnh vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, dẫn đến phát triển thiếu ổn định và chưa bền vững. Nguyên nhân là do người dân vẫn chạy theo thời vụ, nhu cầu thị trường; quy mô sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ, tự phát; sự liên kết giữa nhà nông với doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng chưa chặt chẽ... và chưa xây dựng được thương hiệu cho các mặt hàng nông sản chủ lực, thế mạnh. Và bất lợi lớn nữa là nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển nông nghiệp đang thiếu hụt rất lớn.
Để hướng đến một tỉnh có nền nông nghiệp hiện đại, bền vững, có năng suất và khả năng cạnh tranh cao và phấn đấu trở thành trung tâm sản xuất nông nghiệp sạch của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước, bên cạnh việc tăng cường thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao thuộc lĩnh vực nông nghiệp, tỉnh cần có cơ chế, chính sách đào tạo nguồn nhân lực nông - lâm - ngư nghiệp sát với việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn ở trong và ngoài tỉnh về việc liên kết đào tạo gắn với thực hiện các chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn mà tỉnh đã đề ra. Điều quan trọng hơn là ngành nông nghiệp cần sớm thực hiện cơ chế đặt hàng các cơ sở giáo dục liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp trong việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức cho đội ngũ cán bộ, kỹ sư sát với tình hình thực tế, bắt kịp xu thế của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Bên cạnh đó, quan tâm nghiên cứu những mô hình đào tạo phù hợp, giúp các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất hàng hóa chuyên về nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao để nâng tầm quy mô sản xuất và chất lượng hàng hóa; đẩy mạnh liên kết doanh nghiệp với các nông trại, trang trại tạo chuỗi giá trị từ sản xuất, bảo quản, chế biến, thương mại, tiêu thụ...
Lâm Phương
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065