Ngày 5-10, các chuyên gia đến từ Bệnh viện Nhi Boston và Viện Hợp tác giữa Viện Công nghệ Massachusetts cùng Đại học Havard của Mỹ và một số nước khác đã công bố nghiên cứu được coi là công phu nhất từ trước đến nay trong lĩnh vực này, gồm các phân tích dữ liệu gen của hơn 250.000 người châu Âu, Bắc Mỹ và Australia, có cùng tổ tiên là người châu Âu nhằm xác định gần 700 biến thể gen và hơn 400 lĩnh vực gen liên quan đến chiều cao con người.
Theo công trình nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Genetics (Di truyền học tự nhiên), nhiều loại gen được xác định có vai trò quan trọng trong việc quy định sự phát triển của bộ xương người, nhưng trước đó chưa từng được biết tới có liên quan tới vấn đề chiều cao.
Ước tính, chiều cao của con người 80% là do kiểu gen quy định, phần còn lại do chế độ dinh dưỡng và các yếu tố môi trường tác động.
Chiều cao trung bình của con người ngày càng cao hơn qua một vài thế hệ do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc chế độ dinh dưỡng được cải thiện.
Giáo sư Joel Hirschhorn, nhà nghiên cứu về di truyền học và nội tiết ở trẻ tại Bệnh viện Nhi Boston, cho biết trong hơn 100 năm qua, nghiên cứu di truyền học gắn liền với các nghiên cứu về bệnh béo phì, tiểu đường, hen suyễn - các căn bệnh cùng có nguyên nhân từ ảnh hưởng tổng thể của nhiều loại gen tác động với nhau.
Vì vậy, thông qua việc lý giải cách thức hoạt động của nguyên lý di truyền học về chiều cao, các nhà khoa học hy vọng có thể hiểu được cách thức hoạt động của nguyên lý di truyền học về các căn bệnh của con người.
Theo ông Hirschhorn, bằng việc tăng gấp đôi quy mô nghiên cứu, các chuyên gia đã nhận biết được gấp đôi số lượng khu vực gen có liên quan tới chiều cao, và tăng gấp 7 lần số lượng gen thực tế mà họ có thể tạo liên kết tới sự phát triển của bộ xương người thông thường.
Trong nghiên cứu trước đó vào năm 2010 trên một nhóm nhỏ người, các nhà khoa học đã xác định được 199 biến thể gen tại 180 lĩnh vực gen.
Trong khi đó, nhà nghiên cứu về di truyền học Timothy Frayling thuộc Đại học Exeter của Anh cho biết họ đã phát hiện các biến thể gen - những đoạn DNA khác biệt ở mỗi người - chiếm tới 20% thành phần gen so với các biến thể thông thường về chiều cao.
Ngoài ra, tầm vóc bé nhỏ ở trẻ là một vấn đề bệnh lý chính đối với các nhà khoa học nghiên cứu về nội tiết ở trẻ. Việc lý giải các loại gen và biến thể của chúng có vai trò quan trọng đối với chiều cao có thể giúp các bác sỹ chẩn đoán cho những trẻ có nguyên nhân cơ bản duy nhất khiến chúng có chiều cao khiêm tốn, giáo sư Hirschhorn cho biết thêm.
Theo các nhà khoa học, họ sẽ tiếp tục nghiên cứu tiếp về vấn đề này trong thời gian tới.
Nguồn TTXVN
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065