Báo cáo của WHO dựa vào sự phân tích, đánh giá chất lượng không khí trong nhà và ngoài trời từ 4.300 thị trấn, thành phố ở 108 nước trên thế giới. Nguy hiểm hơn, trong không khí có chứa các độc tố gây nguy hại đến sức khỏe con người và đây cũng là nguyên nhân dẫn đến ung thư phổi, đột quỵ, đau tim hay những căn bệnh về đường hô hấp. Theo WHO, nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí là do khoảng 40% số dân trên thế giới đang sử dụng các loại nguyên liệu như than, củi để đun, nấu thức ăn. Nạn nhân của ô nhiễm không khí hầu hết là phụ nữ và trẻ em, tức những người làm nội trợ nhưng chưa được tiếp cận những nhiên liệu hay công nghệ nấu ăn sạch ngay tại nhà của họ.
Việt Nam là quốc gia đang phát triển nên ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm không khí nói riêng đang là vấn đề thời sự. Trong những năm chiến tranh, Việt Nam gánh chịu hàng chục triệu tấn bom đạn, hàng triệu lít chất độc hóa học của quân thù rải xuống. Đến nay, hậu quả do chiến tranh để lại trên đất nước ta rất nặng nề, vì vậy Việt Nam không chỉ bị ô nhiễm về bom đạn, khí độc... hậu chiến tranh mà còn bị ô nhiễm bởi sự phát triển về kinh tế như khói nhà máy; chất thải, bụi trong hoạt động công - nông nghiệp. Đặc biệt, ý thức của người dân trong bảo vệ môi trường chưa cao nên việc sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, khai thác, đốt rừng để lấy đất canh tác bừa bãi đã làm môi trường sống, nhất là không khí ngày càng bị ô nhiễm. Bên cạnh đó, phần lớn người dân ở nước ta đều chưa sử dụng công nghệ sạch để nấu ăn mà chủ yếu vẫn dùng than, củi và các vật liệu truyền thống càng làm tăng nguy cơ ô nhiễm không khí. Song song đó, cả nước đang hứng chịu một lượng lớn khí thải từ 43 triệu môtô cùng trên 2 triệu ôtô các loại. Vì vậy, chất lượng không khí ở nước ta xếp thứ 170/180 quốc gia và trong 11 nước ô nhiễm bụi nhất thế giới.
Bình Phước đang đẩy mạnh công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, nhất là hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, nên tốc độ đô thị hóa ngày càng cao. Từ đó đã kéo theo nhiều hệ lụy về môi trường như chất thải xây dựng, khói bụi từ sản xuất chế biến nông sản hay khai thác, vận chuyển vật liệu xây dựng... Đặc biệt, tình trạng khai thác đất sỏi để san lấp mặt bằng các công trình xây dựng, giao thông thời gian qua ở tỉnh đã làm tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí thêm trầm trọng. Một số doanh nghiệp chưa tuân thủ nghiêm các quy định về bảo vệ môi trường trong sản xuất đã gây ra những bức xúc cho người dân.
Vì vậy, để hạn chế tối đa sự xuất hiện của “thần chết”, ngoài việc cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, giám sát thì chính quyền các cấp phải thường xuyên tuyên truyền để người dân nâng cao ý thức trong bảo vệ môi trường. Phải xem bảo vệ môi trường là trách nhiệm của toàn dân chứ không riêng của cơ quan chức năng hay ngành nào.
Tấn Phong
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065