Đây là dịp để cán bộ, nhân dân trong các khu dân cư ôn lại lịch sử, truyền thống vẻ vang của MTTQVN, khẳng định sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước; xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Trong ngày hội, bà con tại các khu dân cư có dịp ngồi lại với nhau để cùng nhìn nhận, đánh giá những công việc qua các phong trào thi đua yêu nước do MTTQVN phát động; việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; các quy ước cộng đồng; những công việc, chỉ tiêu cụ thể mà năm trước đã đề ra như phong trào thi đua xây dựng thôn, ấp văn minh; giúp nhau phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới, hướng tới mục tiêu giảm nghèo bền vững; giữ gìn an ninh trật tự, bảo đảm an toàn giao thông... Thực tế cho thấy, việc tổ chức ngày hội đại đoàn kết đã tạo được sự đồng thuận của người dân, lấy tinh thần đoàn kết để giải quyết những vấn đề phát sinh trong cuộc sống, thể hiện rõ sự gắn kết cộng đồng, những bất hòa, mâu thuẫn trong thôn, ấp được giải tỏa, tình làng nghĩa xóm thêm bền chặt...
Đồng thời, thông qua dịp này, MTTQ làm cầu nối để mọi người chung tay ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo”, thăm hỏi động viên, trao nhà đại đoàn kết cho người nghèo, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, neo đơn, trẻ em mồ côi... Cũng từ ngày hội này, các hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể thao ở khu dân cư được tổ chức khá sôi nổi, nhất là việc khôi phục, phát triển các trò chơi dân gian. Mỗi khu dân cư trong tỉnh có một cách tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc riêng phù hợp với phong tục tập quán, đời sống của người dân, nhưng tất cả đều chung một ý nghĩa sâu sắc, đó là tinh thần đoàn kết, thắt chặt tình làng nghĩa xóm. Qua đó huy động được sức mạnh toàn dân trong công cuộc xây dựng và đổi mới quê hương đất nước.
Qua theo dõi ở một số địa phương và chính nơi tôi sinh sống hiện nay, việc tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc ở cơ sở vẫn còn những hạn chế về nội dung và công tác tổ chức. Kể cả phần lễ và phần hội đều chưa có sự đầu tư đổi mới, chưa thật sự hấp dẫn người dân, thậm chí có nơi nội dung tổ chức nghèo nàn, nên không tạo được dấu ấn về ý nghĩa của ngày hội. Tham dự ngày hội nhiều người cho rằng, hầu như năm nào cũng giống nhau, đơn điệu và tẻ nhạt, khiến người dân ít hào hứng tham gia. Nhiều địa phương quá chú trọng đến việc liên hoan ăn uống mà chưa quan tâm đến nội dung ngày hội cần làm gì cho hấp dẫn và có nhiều ý nghĩa thiết thực. Kết quả của ngày hội mang lại là rất lớn, nhưng vẫn còn một bộ phận người dân chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa của nó, còn mang nặng suy nghĩ ngày này chỉ là dịp đóng góp để liên hoan thôn, ấp. Đặc biệt, một việc làm hết sức quan trọng trong buổi lễ, đó là công bố quyết định và trao danh hiệu gia đình văn hóa, tuyên dương khen thưởng các gia đình tiêu biểu thì rất ít nơi làm được, nên đã giảm đi tính trang trọng và hấp dẫn trong Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc.
Hà Thanh
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065