Bùi Tín từng nổi danh là một trong những cây viết có hạng của báo chí Việt Nam, với tư duy làm báo rất chuyên nghiệp và sắc bén. Khi viết báo, ông lấy bút danh là Thành Tín và là người viết báo có bản sắc, chức vụ cao nhất là Đại tá, Phó tổng biên tập Báo Quân đội nhân dân và sau khi chuyển ngành là Phó tổng biên tập Báo Nhân dân, phụ trách Báo Nhân dân chủ nhật.
Thật đáng tiếc rằng, tháng 9-1990, khi được cử đi dự hội báo hằng năm của Báo L’Humanité (Báo Nhân Đạo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Pháp), Bùi Tín đã đào nhiệm. Mới đầu Bùi Tín tung tin xin ở lại thêm một thời gian để chữa bệnh, rồi sau đó quyết định không về, xin tị nạn chính trị tại Pháp với lý do là để “đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền” theo cách của ông. Trên thực tế, Bùi Tín đã bí mật hợp tác với 13 hãng thông tấn, báo chí quốc tế và gần chục tờ báo phản động của người Việt ở hải ngoại thời đó để đăng tải những bài viết, tham luận chống lại dân tộc Việt Nam, chống lại chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nguyên nhân là vì Bùi Tín là người có tham vọng chính trị cực lớn. Với óc nhạy cảm thái quá và tham vọng chính trị điên cuồng, khi hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới bước vào giai đoạn thoái trào, Bùi Tín cho rằng Việt Nam cũng sẽ nằm trong quỹ đạo đó và sụp đổ. Và Bùi Tín đã nhanh chóng nhảy sang phía đối lập giương cờ để chờ cơ hội quay lại làm người số 1 của Việt Nam.
Nhưng, thật thất vọng cho Bùi Tín và những kẻ cơ hội chính trị là sau cơn “địa chấn” Liên Xô và Đông Âu, Việt Nam vẫn vững vàng trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nhưng câu hỏi đặt ra ở đây là, tại sao chống chế độ, nói xấu chế độ, thậm chí làm đến chức Phó tổng thống Việt Nam Cộng hòa như Nguyễn Cao Kỳ nhưng vẫn quay đầu hối cải, để hoàn thành tâm nguyện cuối đời được một lần về thăm lại quê cha đất tổ trước lúc nhắm mắt xuôi tay, còn Bùi Tín thì không? Câu trả lời chỉ có thể là con người Bùi Tín quá cố chấp, quá u mê, không nhận thấy sự nhân đạo, khoan dung của nhân dân Việt Nam. Còn bởi vì, những việc làm của Bùi Tín quá đê tiện, bỉ ổi nên ông ta cảm thấy không còn mặt mũi nào nhìn mặt hàng xóm láng giềng, không xứng đáng với truyền thống nho học, khoa bảng và cách mạng của gia đình. Chỉ vì miếng cơm manh áo mà Bùi Tín cam tâm tình nguyện để cho bọn phản động hải ngoại xui khiến làm những việc táng tận lương tâm, bị cả dân tộc nguyền rủa, đó là xúc phạm anh linh Chủ tịch Hồ Chí Minh để được trả 2.000 USD cho mỗi bài viết xuyên tạc của mình. Ông ta đã bán hết những vốn liếng mà ông ta có. Bây giờ không còn gì nữa, ông ta bán nốt cái linh thiêng cuối cùng còn lại. Bùi Tín bị nhân dân Việt Nam coi như là một Trần Ích Tắc. Ở Việt Nam ai cũng cho rằng Bùi Tín là kẻ vô ơn bạc nghĩa. Giới trí thức ở hải ngoại thì cho rằng Bùi Tín được ăn rất nhiều lộc của Việt Nam mà trở cờ như vậy là “thất đức, khó tin”. Họa sĩ Lê Bá Đảng, nhà phê bình Đặng Tiến - những nhân vật nổi tiếng ở hải ngoại - đã nhận xét: Bùi Tín thuộc loại “ăn cháo đá bát” không đáng chơi. Ngay đến Võ Văn Ái của tờ “Quê mẹ” và Nguyễn Gia Kiểng của tờ “Thông luận” (những tờ báo rất phản động) cũng viết bài miệt thị, coi Bùi Tín là “phần tử bất hảo không đáng tin”.
Lại một câu hỏi nữa là: những kẻ chống chế độ điên cuồng như Bùi Tín có lúc nào nhớ cố hương không? Chắc chắn là có, bởi có lần Bùi Tín đã bộc bạch rằng mình rất nhớ quê hương. Có đêm mơ được về nước, sướng quá ông ta vất dép đi chân trần chạy dọc theo bờ Hồ Gươm, thỉnh thoảng dừng lại đưa tay với những rặng liễu đang rủ bóng xuống mặt hồ xanh biếc; mơ được chạy mấy vòng quanh Hồ Tây lộng gió. Nhưng, sao lại gọi đó là những giấc mơ, đơn giản vì với Bùi Tín, ông ta không dám làm cái việc thiện nghĩa là lên đài, báo tạ lỗi, xin đồng bào tha thứ cho những lỗi lầm nghiêm trọng mà mình đã mắc phải trong nhiều năm qua. Ông ta chấp nhận vong thân nơi đất khách quê người vì sự đê hèn, cố chấp, u mê của mình. Đó là một bi kịch - tất yếu phải đến cho những kẻ chống đối, phản động.
Những ngày cuối đời ở Pháp, Bùi Tín luôn đau ốm, sống đơn độc không bằng hữu và đã sạch vốn bán chữ kiếm tiền. Bùi Tín phải chạy vạy kiếm tiền nuôi thân, đó là cái giá cay đắng mà Bùi Tín phải trả cho tham vọng chính trị thái quá một thời của mình. Ông bà xưa có câu “nhân vô thập toàn”, “không ai nắm tay được cả ngày” để nói về sự kém hoàn hảo của con người, cũng là để mở ra một con đường mới, khuyên răn những ai đang lầm đường lạc lối hãy “bỏ tối tìm sáng”, quay về với chính nghĩa, với nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, một đảng mà không có gan thừa nhận khuyết điểm là một đảng hỏng cũng chính là nhằm đề cao sự dũng cảm sửa sai của mỗi tổ chức và cá nhân.
Biết là sẽ khó làm nhưng không còn cách nào tốt hơn con đường trở về với cội nguồn dân tộc - nơi có truyền thống chỉ đánh kẻ chạy đi chứ không bao giờ đánh người quay lại. Chính vì lẽ đó, những kẻ còn đang u mê, luôn rắp tâm chống đối, phản động, nói xấu chế độ, xúc phạm anh linh Chủ tịch Hồ Chí Minh thì hãy lấy bài học của Bùi Tín làm gương, đừng để đến lúc hối hận thì đã quá muộn. Bởi vì, “Quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành người”.
Hồng Vân (Bộ CHQS tỉnh)
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065