Ứng dụng các đề tài nghiên cứu
Thực hiện tốt chương trình hành động về KH&CN, những năm qua, ngành KH&CN tỉnh không ngừng đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN. 23 năm sau ngày thành lập, ngành KH&CN tỉnh đã có gần 200 đề tài, dự án nghiên cứu khoa học cấp tỉnh được nghiệm thu. Đề tài sau khi nghiệm thu đều được bàn giao sản phẩm nghiên cứu cho các đơn vị trong tỉnh để ứng dụng vào thực tiễn công tác, nhiều đề tài đã phát huy hiệu quả. Trong đó nổi bật nhất là nhóm các đề tài trong lĩnh vực nông nghiệp, nhằm từng bước áp dụng KH&CN vào trồng, chăm sóc các loại cây công nghiệp chủ lực của tỉnh, nhất là đưa khoa học - kỹ thuật vào cơ giới hóa trong sản xuất, giúp nông dân tiếp cận và ứng dụng phương pháp canh tác hữu cơ, tiến tới nền nông nghiệp công nghệ cao.
Hạt điều Bình Phước được đón nhận Văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Trong ảnh: Công nhân Công ty cổ phần Hà Mỵ, huyện Đồng Phú phân loại nhân hạt điều
Bên cạnh ưu tiên lựa chọn đề tài nông nghiệp thì các đề tài thuộc lĩnh vực khoa học - kỹ thuật, công nghệ cũng như lĩnh vực khoa học, xã hội và nhân văn cũng được chú trọng. Chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật tiến bộ, công nghệ thông tin trong quản lý, nghiên cứu các giải pháp tăng sức cạnh tranh, nâng cao hình ảnh địa phương, thu hút đầu tư, cải thiện môi trường kinh doanh và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh... Nhìn chung tất cả đề tài sau khi nghiệm thu đều được bàn giao cho các đơn vị ứng dụng vào thực tiễn và phần lớn phát huy hiệu quả dưới nhiều hình thức.
Phát triển sản phẩm của địa phương
Với việc triển khai dự án hỗ trợ nâng cao năng suất, chất lượng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh, Sở KH&CN đã hỗ trợ hàng trăm doanh nghiệp áp dụng các công cụ quản lý tiên tiến, xây dựng tiêu chuẩn hóa, công bố hợp quy hàng hóa giúp nâng cao năng suất, chất lượng, tiết giảm sự lãng phí trong hoạt động sản xuất. Thông qua các hoạt động hỗ trợ bắt đầu có sự thay đổi trong nhận thức của lãnh đạo các doanh nghiệp, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm của đơn vị. Song song đó, Sở KH&CN còn chú trọng công tác quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ, tập trung xác lập quyền sở hữu trí tuệ cho nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, phối hợp tốt với các ngành phòng, chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Công tác tuyên truyền về sở hữu trí tuệ được đẩy mạnh, thông qua phương tiện thông tin đại chúng, thực hiện chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ, nhãn hiệu tập thể.
Bà Lê Thị Ánh Tuyết, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẳng định: KH&CN đã mang đến nông dân những giống cây trồng, vật nuôi tốt, phương thức canh tác tiến bộ; người dân ý thức được tầm quan trọng của KH&CN, biết áp dụng khoa học - kỹ thuật, mạnh dạn đầu tư vào sản xuất để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Hiện có nhiều mô hình chuồng, trại chăn nuôi lạnh. Các nhà màng, nhà lưới công nghệ cao được nông dân áp dụng để nâng cao chất lượng sản phẩm giúp làm giàu hiệu quả. |
Ngày 22-5-2018, Bình Phước vinh dự đón nhận văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Hạt điều Bình Phước” từ Bộ KH&CN. Đến nay, Sở KH&CN đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý Bình Phước cho 7 doanh nghiệp trên lĩnh vực chế biến hạt điều xuất khẩu. Việc cấp giấy chứng nhận này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà sản xuất chứng minh sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ, mang lại những giá trị to lớn cho doanh nghiệp.
Năm 2019, nhãn tiêu da bò và gà thả vườn Thanh Lương, thị xã Bình Long vinh dự được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ KH&CN cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể. Với nhãn hiệu tập thể này, sản phẩm nhãn tiêu da bò, gà thả vườn và cả người nông dân ở xã Thanh Lương đã có cơ hội bảo vệ được quyền, lợi ích chính đáng của mình. Đây cũng là điều kiện để các hộ mở rộng quy mô, tăng cường đầu tư vốn, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật nhằm tạo ra khối lượng sản phẩm lớn, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu sử dụng người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.
Trong thời gian tới, sở sẽ tham mưu tỉnh ban hành nhiều chính sách KH&CN, xây dựng thương hiệu, hình thành các sản phẩm chủ lực, ứng dụng các đề tài nghiên cứu cấp quốc gia đã được thử nghiệm tại các địa phương nhằm nâng cao tiềm lực KH&CN, mang lại lợi ích kinh tế cao. TS. Đặng Hà Giang, |
Sở KH&CN cũng hỗ trợ nhiều doanh nghiệp tham gia các hội chợ triển lãm, cuộc thi sáng kiến kinh nghiệm cấp khu vực và Trung ương đạt nhiều giải thưởng cao. Đặc biệt, cuộc thi sáng tạo khoa học trong tầm tay được Bộ KH&CN tổ chức tại thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), Bình Phước đã vinh dự có 2 sản phẩm đạt giải cao, trong đó máy phun thuốc 5 trong 1 của nhà nông Nguyễn Văn Lĩnh đạt giải nhì.
Song song với hoạt động chủ lực của ngành thì các hoạt động về phát huy phong trào lao động sáng tạo, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật cũng được chú trọng triển khai và đạt nhiều kết quả đáng khích lệ. Từ năm 2008 đến nay, Sở KH&CN đã phối hợp các sở, ngành, hội, đoàn thể tổ chức thành công 11 lần cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng; 5 lần cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật. Qua mỗi năm cuộc thi đã thu hút hàng ngàn mô hình, sản phẩm của thí sinh tham gia, tạo ra phong trào thi đua trong toàn tỉnh với chất lượng ngày càng được nâng cao, đa dạng sản phẩm, mô hình, giải pháp sáng tạo hữu ích.
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065