Chị Loan chia sẻ: Từ khi 6 tuổi chị đã theo gia đình đến sinh sống tại Đồng Xoài. Nơi đây chính là cái nôi nuôi dưỡng con người và tâm hồn của chị. Suốt những năm tháng tuổi thơ cho đến khi trưởng thành, mỗi con đường, xóm nhỏ, khu chợ ở mảnh đất đầy nắng này đều quá đỗi thân quen với chị. Chị đã tận mắt nhìn Đồng Xoài thay đổi từng ngày, từ thị trấn nhỏ lên thành phố. “Đồng Xoài đổi thay nhanh chóng. Đẹp, khang trang và hiện đại hơn rất nhiều” - chị nói.
Người ta vẫn bảo rằng, quê hương mỗi người chỉ một, nhưng với chị Trịnh Thị Thanh Loan, Đồng Xoài chính là quê hương thứ 2. “Nơi đây có ba mẹ, cùng các em, có cả gia đình nhỏ của mình, có những người thân, bạn bè, đồng nghiệp và tình làng nghĩa xóm”, chị Loan tự hào kể. Vì vậy mà nhà thơ rất yêu quý nơi này. Chị luôn tự hào khi nói mình là người Đồng Xoài - Bình Phước.
Ngay từ nhỏ, chị Trịnh Thị Thanh Loan đã rất yêu thơ ca. Với chị, “thơ chính là tiếng lòng, nơi tâm hồn mỗi người có thể cất lên tiếng nói thật nhất, tiếng nói của trái tim. Sau những mệt mỏi lo toan thường nhật, thơ giúp cho người ta trở nên bình tâm hơn, thư thái hơn, mọi sân si được rũ bỏ”.
Chị Loan bắt đầu sáng tác thơ thời còn đi học, nhưng chỉ viết rồi để đó. Những năm gần đây, khi cuộc sống ổn định và có thời gian thư thả, chị bắt đầu tham gia vào mạng xã hội (facebook). Chị viết nhiều hơn và đem thơ mình đăng lên để giao lưu với bạn bè. Trong số bạn facebook có một số nhạc sĩ đọc thơ chị và đồng cảm, rồi phổ nhạc.
Chị làm thơ trước là để trải lòng, để nói nên những ước muốn, gởi gắm tình yêu, khát vọng của mình vào trong ấy. Có những bài thơ lại bắt nguồn từ tâm tự của một người khác, một hoàn cảnh không phải của mình, từ sự đồng cảm mà thành câu chữ. Và trên hết, tình yêu với mảnh đất và con người Đồng Xoài luôn thôi thúc chị viết về nơi đây.
Chị viết thật nhiều về quê hương thứ 2 của mình - Đồng Xoài Dấu Yêu! Và, cuối cùng là chị đã có 1 chùm thơ viết về Đồng Xoài. Trong số ấy, có 3 bài thơ được nhạc sĩ Quỳnh Hợp phổ nhạc, gồm: “Đồng Xoài dấu yêu”, “Du Xuân Đồng Xoài”, “Tháng 3 Đồng Xoài”. Ngoài chùm thơ viết về quê hương thứ hai của mình, chị còn có hàng trăm bài thơ viết về đề tài tình yêu đôi lứa, đề tài xã hội. Trong đó có 15 bài thơ đã được các nhạc sỹ phổ nhạc và nhiều ca sỹ thể hiện được công chúng yêu nhạc biết đến, như: “Nỗi nhớ mùa Đông”, “Nỗi nhớ không tên”, “Nỗi nhớ không tên 1”, “Tìm về nỗi nhớ”… do Nhạc sỹ Nguyễn Hồng Ân phổ nhạc. Nhạc sỹ Đỗ Thanh Khang phổ các ca khúc: “Nếu có phép màu”, “Vầng mặt trời của em”, “Nhé anh”. Nhạc sỹ La Quang Tý với bài: “Đêm nay”, “Chỉ đơn giản yêu thôi”. Nhạc sỹ Quỳnh Hợp phổ nhạc bài “Lạc vào giọt sương sa”, “Mặc cho thời gian trôi”, “Kể từ ngày anh đến” “Đồng Xoài dấu yêu”, “Du xuân Đồng Xoài” “Tháng Ba Đồng Xoài”. Nhạc sỹ Mặc Tuân với bài “Hương xưa”. Nhạc sỹ Cao Viết Bình với tác phẩm “Mượn”, “Vay mùa”, “Lạ lắm”, “Biển nhớ”, “Chỉ còn những mùa nhớ”, “Chiều”, “Nỗi nhớ mùa đông”.
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065