Điểm sáng thu hút lao động
Ông Nguyễn Văn Tiến, Giám đốc Nông trường cao su Tân Hưng cho biết: Do giá mủ cao su liên tục giảm sâu nên thu nhập và đời sống người lao động những năm qua bị ảnh hưởng nặng nề. Gần nông trường lại có nhiều công ty, nhà máy, khu công nghiệp luôn “hút” lao động. Trong khi hơn 80% lao động là người dân tộc thiểu số, phần lớn được tuyển dụng từ các tỉnh miền núi phía Bắc, trình độ hạn chế, thậm chí không biết tiếng phổ thông nên dễ bị lôi kéo, dụ dỗ. Đây là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến lực lượng lao động luôn biến động, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất của đơn vị. Từ 2015 đến hết năm 2019, nông trường có 801 người xin nghỉ việc (chưa tính bỏ việc, nghỉ chế độ) nên phải tuyển mới và đào tạo nghề cho 891 lao động.
Công nhân Nông trường cao su Tân Lợi, Công ty cổ phần cao su Đồng Phú giao mủ
Trước những khó khăn nêu trên, ngoài tổ chức sản xuất hợp lý, đảm bảo việc làm thường xuyên, nâng cao thu nhập và cải thiện điều kiện làm việc, nông trường còn chủ động tuyên truyền, phổ biến Bộ luật Lao động, giúp người lao động hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của bản thân; bảo đảm mọi quyền lợi đến tận tay người lao động; tổ chức đối thoại định kỳ hoặc đột xuất, kịp thời giải quyết vướng mắc phát sinh… Hằng năm, công ty tổ chức các lớp học nghề khai thác mủ cho toàn bộ công nhân mới tuyển, đào tạo lại cho công nhân yếu; huấn luyện và sát hạch an toàn lao động theo quy định.
“Các hoạt động văn nghệ, thể thao giúp nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động được duy trì hiệu quả. Hiện các liên tổ đều có đội bóng chuyền, bóng đá nam, nữ. Đội văn nghệ thường xuyên tham gia các phong trào do nông trường và công ty tổ chức nhân dịp lễ, tết. Nông trường còn được công ty hỗ trợ xây dựng 108 căn nhà nội trú, phân bố ở 3 khu vực với hệ thống cấp điện, nước theo định mức và mạng internet miễn phí, đáp ứng nhu cầu ăn ở cho 360 công nhân ở nội trú và gia thuộc. Nông trường đã tổ chức 3 điểm trông trẻ, giữ khoảng 80 cháu là con công nhân ở lứa tuổi mầm non, giúp người lao động yên tâm làm việc... Nhờ những giải pháp đồng bộ và kịp thời nên những năm qua nông trường luôn duy trì từ 400-500 lao động thường trực; thu nhập bình quân giai đoạn 2015-2019 đạt gần 8 triệu đồng/người/ tháng” - ông Nguyễn Văn Tiến cho biết thêm.
Bảo đảm lợi ích người lao động
Theo ông Phạm Văn Hòa, có thời điểm giá bán mủ thấp hơn giá thành sản xuất, ảnh hưởng đến doanh thu, lợi nhuận của công ty. Trong khi những năm qua, thời tiết diễn biến phức tạp, nắng nóng kéo dài và mưa xuất hiện nhiều vào những tháng cuối năm, tháng chính vụ sản xuất, chậm thời gian đưa vườn cây vào khai thác, ảnh hưởng không nhỏ đến sản lượng khai thác. Mặt khác, tình hình lao động hằng năm thiếu ổn định do cạnh tranh với các khu công nghiệp. Từ năm 2015 đến hết tháng 6-2020, đã có 3.164 lao động xin nghỉ việc, bỏ việc và nghỉ hưu với tổng số tiền chi trả trợ cấp 1 lần là 17,085 tỷ đồng. Lượng lao động giảm hằng năm lớn, kéo theo số lao động được tuyển dụng, đào tạo tương ứng với lượng công nhân thiếu hụt, chưa kể người lao động được đào tạo nhưng đi làm ở những đơn vị khác, ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sản xuất chung của đơn vị. Tuy phải tuyển dụng, đào tạo số lượng lớn công nhân vào học nghề, bố trí việc làm nhưng vẫn không đáp ứng kịp, phải chuyển chế độ cạo từ D3 sang D4 trên 50% diện tích khai thác.
Hiện giá mủ cao su vẫn ở mức thấp, chỉ vượt ngưỡng so với giá thành sản phẩm không cao. Để ổn định nguồn lao động đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ, hằng năm công ty đều xây dựng kế hoạch sản xuất - kinh doanh đảm bảo hoạt động có lãi, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và người lao động. Mọi chế độ, chính sách đối với người lao động, như cải thiện môi trường làm việc, chăm sóc sức khỏe được thực hiện đúng quy định... Đặc biệt, từng bước nâng cao thu nhập, tạo sự cạnh tranh với các đơn vị trong vùng.
Bên cạnh các giải pháp chăm lo đời sống người lao động, công ty còn duy trì chế độ tham quan du lịch, tổ chức các phong trào văn hóa - văn nghệ, thể dục thể thao trong công nhân lao động; tham gia tích cực các hoạt động của địa phương nhằm tăng cường mối đoàn kết giữa đơn vị với địa phương, đơn vị kết nghĩa và nhân dân trên địa bàn. Ưu tiên tuyển dụng lao động là người dân tộc thiểu số, lao động tại địa phương và có chế độ khen thưởng, đãi ngộ đối với lao động có thành tích nổi bật, có thời gian công tác lâu năm...
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065