Cụ thể, về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị, tại Khoản 1, Điều 35 trong Nghị định số 37 có quy định như sau: Giấy phép quy hoạch được cấp cho các chủ đầu tư có đủ điều kiện năng lực thực hiện đầu tư xây dựng dự án. Như vậy, cơ quan có thẩm quyền chỉ được cấp giấy phép quy hoạch khi nhà đầu tư được công nhận là chủ đầu tư.
Thế nhưng, tại Nghị định số 71 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật nhà ở thì lại quy định ngược lại. Cụ thể, nhà đầu tư chỉ được công nhận là chủ đầu tư khi dự án đã có các chỉ tiêu kiến trúc, quy hoạch; mà các chỉ tiêu này chỉ được cung cấp thông qua giấy phép quy hoạch.
Hai quy định “vênh nhau” này đã đẩy nhà đầu tư vào tình thế không thể xin cấp giấy phép quy hoạch vì chưa được công nhận là chủ đầu tư theo Nghị định số 37. Nhưng đồng thời cũng không thể xin công nhận là chủ đầu tư vì chưa có giấy phép quy hoạch theo quy định tại Nghị định số 71.
Và cho đến nay, các cơ quan chức năng từ trung ương đến các tỉnh, thành phố đều đã thấy rõ điểm “vênh nhau” này của hai nghị định, song không hiểu vì sao cho đến nay chưa có cơ quan nào tham mưu cho Chính phủ sớm khắc phục bất cập nêu trên. Và nếu sửa theo hướng giữ quy định cấp giấy phép quy hoạch cho chủ đầu tư, nghĩa là thực hiện thủ tục công nhận chủ đầu tư trước, nhằm đảm bảo dự án đầu tư xây dựng sẽ được triển khai có hiệu quả và tránh tình trạng quy hoạch treo thì sẽ phát sinh nhiều thủ tục hành chính. Hơn nữa, thời gian chờ đợi thủ tục này thường kéo dài hơn.
Để giảm thủ tục hành chính trong các dự án nhà đất, người viết bài này xin đề xuất các cơ quan chức năng cần kiến nghị Chính phủ sửa theo hướng cấp giấy phép quy hoạch cho nhà đầu tư, sau đó mới công nhận là chủ đầu tư. Đồng thời, đối với các trường hợp cần cung cấp thông tin về quy hoạch kiến trúc để lập thủ tục công nhận là chủ đầu tư thì các cơ quan chức năng phải đáp ứng nhu cầu để nhà đầu tư làm cơ sở thực hiện thủ tục công nhận là chủ đầu tư.
Đồng thời, qua sự việc nêu trên xin đề nghị các cơ quan chức năng trước khi soạn thảo văn bản cần khảo sát thực tế, nói cách khác là lắng nghe ý kiến từ cơ sở, đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh của văn bản quy phạm pháp luật sắp được ban hành. Có như vậy mới tránh được tình trạng pháp luật thì ở trên trời, còn cuộc sống lại ở dưới đất. Bên cạnh đó, các cơ quan, đơn vị cần tích cực đóng góp ý kiến khi đã được các cơ quan chức năng gửi văn bản dự thảo đề nghị đóng góp. Nếu cả hai bên cùng khắc phục bất cập trên đây thì chắc chắn sẽ không bao giờ còn tình trạng văn bản pháp luật “đá nhau”.
T.H
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065