Ban chủ nhiệm đề tài chụp hình lưu niệm với phản biện và thành viên Hội đồng khoa học - công nghệ tỉnh sau khi nghiệm thu đề tài
Theo ban chủ nhiệm đề tài, việc biên soạn lịch sử địa phương tỉnh Bình Phước rất cần thiết. Bởi đây là nguồn tư liệu quan trọng phục vụ tốt quá trình giảng dạy và học tập lịch sử địa phương trong Trường Chính trị, bậc phổ thông theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục - Đào tạo và Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Tài liệu còn cung cấp cho học sinh, học viên kiến thức về lịch sử địa phương; góp phần giáo dục truyền thống cách mạng và tinh thần yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc; nâng cao chất lượng giảng dạy môn Lịch sử trong Trường Chính trị và các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh theo nguồn chính thống, tin cậy.
Nội dung đề tài gồm 5 chương: Bình Phước - Vùng đất, con người; Bình Phước đấu tranh chống thực dân Pháp (1930-1954); Bình Phước kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975); Bình Phước xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa (1975-1985) và Bình Phước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa sau ngày tái lập tỉnh (1-1-1997). Thời gian thực hiện đề tài 2 năm (từ tháng 9-2013 đến 8-2015).
Các phản biện, thành viên nghiệm thu đều cho rằng kết cấu của đề tài hợp lý, biên soạn công phu, đã làm rõ quá trình phát triển của tỉnh Bình Phước qua các thời kỳ lịch sử, nhất là từ năm 1930 đến nay. Đồng thời, đề tài đã nêu bật được sự phong phú, đa dạng của vùng đất, con người Bình Phước. Tuy nhiên, Ban chủ nhiệm đề tài cần có tính khái quát sâu sắc hơn trong phần kết luận để xứng tầm với nội dung đề tài. Bổ sung chỉnh sửa một số đề mục; tranh ảnh nhân vật lịch sử, anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động, Mẹ Việt Nam anh hùng liên quan đến nội dung đề tài để tăng sự hấp dẫn và nâng cao tính giáo dục tới các thế hệ học sinh, sinh viên nghiên cứu, học tập. Bổ sung, diễn giải thêm những câu chuyện lịch sử, địa danh, di tích lịch sử để làm phong phú, tính hấp dẫn của đề tài.
Tại buổi nghiệm thu, Phó giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo Hồ Hải Thạch và Hiệu trưởng Trường Chính trị Nguyễn Văn Hậu cùng bày tỏ phấn khởi khi có tài liệu lịch sử địa phương Bình Phước chính thống, được thực hiện công phu và đầy đủ nhất. Bởi từ trước tới nay, việc giảng dạy lịch sử địa phương đều do trường hoặc giao cho giáo viên tự biên soạn nên gặp nhiều khó khăn. Được thụ hưởng giá trị công trình, lãnh đạo Trường Chính trị và Sở Giáo dục - Đào tạo sẽ tổ chức biên soạn lại cô đọng, ngắn gọn hơn để đáp ứng đúng thời lượng dạy lịch sử địa phương trong trường nhưng vẫn đảm bảo cung cấp thông tin cơ bản, đầy đủ nhất đến học sinh, học viên.
Phát biểu tại buổi nghiệm thu, Phó chủ tịch Trần Ngọc Trai cho rằng: “Đối với việc dạy môn Lịch sử tỉnh Bình Phước ở trường học, đề tài có ý nghĩa rất quan trọng. Nội dung đề tài cơ bản đã đáp ứng được nhiệm vụ đặt ra. Tuy nhiên, Ban chủ nhiệm cần phải thể hiện rõ sự khác biệt giữa đề tài với cuốn Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bình Phước. Bổ sung những nội dung nhằm tăng tính hấp dẫn của lịch sử địa phương. Trên cơ sở nền đề tài, sau khi nghiệm thu, Ban chủ nhiệm cùng Sở Giáo dục - Đào tạo và Trường Chính trị xây dựng sách có nội dung phù hợp với đối tượng học sinh, học viên; sao cho đầu năm học 2016-2017 đưa vào giảng dạy tại các trường.
Ngọc Tú
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065