BP - Như Báo Bình Phước đã đưa tin, những ngày qua, cơ quan quản lý thị trường liên tiếp phát hiện tại các chợ trong tỉnh hàng loạt trường hợp kinh doanh trái cây Trung Quốc không có giấy tờ hợp pháp. Đó là kết quả có được sau khi ngành chức năng của tỉnh quyết tâm kiểm tra việc kinh doanh trái cây trên địa bàn. Việc liên tiếp phát hiện trái cây Trung Quốc kinh doanh bất hợp pháp trên địa bàn tỉnh cho thấy nhiều vấn đề đáng lo ngại.
>> [Video] Phát hiện gần 1 tấn trái cây Trung Quốc nhập lậu tại chợ Đồng Xoài
>> Phát hiện trái cây Trung Quốc nhập lậu ở chợ Đồng Xoài
>> Quản lý thị trường Bù Đăng tiêu hủy trái cây không rõ nguồn gốc
Nhiều năm nay, nhắc tới trái cây Trung Quốc, người tiêu dùng trên khắp thế giới chứ không chỉ Việt Nam, đều có chung một cảm giác: LO SỢ.
Có lẽ không cần dẫn chứng để chứng minh cho điều đó. Bởi dường như tất cả 52 tuần trong một năm, các phương tiện thông tin đại chúng trên khắp thế giới đều có tin tức về trái cây của Trung Quốc không an toàn, gây nguy hại cho sức khỏe con người, kiểu như trái cam Trung Quốc để cả tháng không hư, táo Trung Quốc tẩm hóa chất gây ung thư, các loại rau Trung Quốc có chứa chất gây phá hủy nội tạng... Thế nhưng, trong khi ở các nước trên thế giới đã giảm hẳn, thì ở Việt Nam, trái cây Trung Quốc vẫn tràn ngập trên thị trường, từ thành thị đến nông thôn...
Trái cây Trung Quốc khá phong phú về chủng loại, nhìn bắt mắt và giá chỉ bằng một nửa, một phần ba so với các loại trái cây nhập khẩu từ các quốc gia khác và trái cây của Việt Nam. Không khó để lý giải điều này, vì trong giá của trái cây, các doanh nghiệp kinh doanh cũng như đại lý phân phối đến sạp hàng bán trực tiếp cho người tiêu dùng, luôn phải tính bù hao hụt theo thời gian. Loại trái cây càng nhanh hư và càng qua nhiều khâu trung gian thì phần bù giá càng lớn. Thế nhưng, bài toán này không có giá trị đối với các loại trái cây của Trung Quốc. Bởi trái cây của Trung Quốc trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ đã được “tẩm” những loại hóa chất bảo quản đặc biệt, bất chấp đó là hóa chất gì, kể cả chất dùng trong y học để ướp xác hay chất dùng trong sản xuất thuốc trừ sâu. Vì thế, trái cây Trung Quốc gần như không bị hao hụt qua thời gian. Chi phí cho hóa chất thì vô cùng rẻ. Và dĩ nhiên chúng sẽ có giá thấp hơn.
Tác hại chắc ai cũng biết, thế nhưng nó vẫn tràn ngập và tồn tại ở khắp nơi là bởi chúng được phù phép, được đội lốt trái cây của các nước như Việt Nam, Thái Lan, Mỹ, Úc, Nhật... Còn nguồn gốc vì sao nó xuất hiện ở Bình Phước cũng như tất cả tỉnh, thành trong cả nước, là do cơ quan hải quan, cơ quan quản lý thị trường của chúng ta quản lý quá lỏng lẻo hoặc bị mua chuộc. Tại sao có thể khẳng định như vậy? Bởi đó là trái cây, phải từng xe tải, từng con tàu chở vào Việt Nam chứ không thể là đồng bào vùng biên gánh gồng trên lưng hay bằng xe hai bánh vận chuyển lậu được. Một lý do nữa là có bộ phận doanh nghiệp, tiểu thương người Việt vì lợi ích cá nhân mà bất chấp sức khỏe, bất chấp sự ảnh hưởng đến hàng vạn nông dân đang trồng cây ăn trái ở khắp mọi miền đất nước, đã rước trái cây Trung Quốc về hại chính đồng bào mình.
Và từ hàng loạt trường hợp bị phát hiện, tịch thu, tiêu hủy trên địa bàn tỉnh những ngày qua, hy vọng cơ quan quản lý thị trường siết chặt hơn nữa, để người dân Bình Phước nói riêng, người dân Việt Nam nói chung không còn bị những thùng trái cây Trung Quốc đầu độc nữa.
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065