Theo thống kê của cơ quan chức năng BĐBP, trong năm 2015 có gần 60 tàu, thuyền và hơn 650 ngư dân của Việt Nam bị Indonesia bắt giữ, tăng gấp 3 lần so với những năm trước. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2016, cả nước đã xảy ra 49 vụ với 84 tàu cá và 608 ngư dân Việt Nam bị các cơ quan chức trách của nước ngoài kiểm soát, bắt giữ trên vùng biển nước họ. Chỉ tính từ đầu tháng 9-2016 đến tháng 5-2017, Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia đã phối hợp với các cơ quan chức năng trong và ngoài nước đưa tổng cộng hơn 300 ngư dân về nước, trong đó có 228 ngư dân được trao trả ngày 15-9-2016 bằng đường biển…
Các chiến sĩ Bộ đội Biên phòng Bình Phước (Việt Nam) phối hợp với lực lượng bảo vệ biên giới tỉnh Karatie (Campuchia) tuần tra bảo vệ đường biên, cột mốc biên giới - Ảnh: H.T
Trước tình trạng tàu cá, ngư dân bị nước ngoài bắt giữ ngày càng gia tăng, Cục Kiểm ngư cho biết, thời gian qua cục đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành có liên quan nắm bắt kịp thời tình hình tàu cá và ngư dân bị nước ngoài kiểm soát, bắt giữ, xử lý. Trong 6 tháng đầu năm 2016, Tổ công tác 689 TW đã tổ chức 2 đoàn công tác làm việc với chính quyền và ngư dân các các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang, Quảng Ngãi, Bình Định về tình hình tàu cá và ngư dân địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài, cùng với các địa phương bàn giải pháp ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng tàu cá và ngư dân vi phạm.
Hoạt động gần đây nhất trong nỗ lực giảm thiểu tình trạng ngư dân Việt Nam xâm phạm vùng biển nước ngoài là chiều 23-5 vừa qua, Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu đã tổ chức Hội thảo “Đánh giá thực trạng, nguyên nhân và giải pháp hạn chế tàu cá xâm phạm vùng biển nước ngoài đánh bắt hải sản trái phép”. Cùng với việc cung cấp thêm những thông tin cụ thể về tình trạng ngư dân Việt Nam xâm phạm vùng biển nước ngoài và bị bắt giữ trong thời gian gần đây, nhiều đại biểu cho rằng, nguyên nhân của tình trạng tàu cá xâm phạm vùng biển nước ngoài đánh bắt hải sản trái phép là do nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của chủ tàu, thuyền trưởng và ngư dân còn hạn chế. Ngoài ra, một số ngư dân đánh bắt trên vùng biển chồng lấn trong khi Việt Nam chưa có hiệp định phân định vùng biển với một số nước tại vùng biển này nên bị lực lượng chức năng của nước ngoài bắt giữ. Có đại biểu nhận định, sở dĩ tình trạng ngư dân khai thác hải sản trái phép tiếp tục gia tăng và diễn biến phức tạp là do có sự tiếp tay của các đối tượng môi giới và các đối tượng này đã liên hệ với với một số cá nhân thuộc lực lượng kiểm ngư Indonesia để “bảo kê” cho các tàu cá Việt Nam khai thác hải sản tại vùng biển của họ. Giá tiền để đưa một cặp tàu ra nước ngoài đánh bắt từ 10-12 ngàn USD. Ngay tại Bà Rịa – Vũng tàu, lực lượng công an phối hợp với biên phòng đã phát hiện nhiều đối tượng có hành vi môi giới, tổ chức cho ngư dân đi đánh bắt tại vùng biển nước ngoài, chủ yếu là Indonesia. Đối với hành vi này, đại biểu kiến nghị Quốc hội xem xét bổ sung tội phạm này trong Bộ luật Hình sự.
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng vi phạm vùng biển nước ngoài là do trong quá trình khai thác hải sản, ngư dân Việt Nam bám theo luồng cá hoặc không biết các thông tin về ranh giới các vùng biển nên đã vô tình xâm phạm. Tuy nhiên, cũng có nhiều ngư dân vì lợi ích kinh tế nên dù đã nắm được các quy định của pháp luật, biết rõ ranh giới các vùng biển nhưng vẫn cố tình vi phạm vùng biển các nước để đánh bắt hải sản trái phép. Bên cạnh đó, một số quy định pháp luật nhằm quản lý, giám sát hoạt động của tàu cá trên biển còn thiếu đồng bộ và chưa chặt chẽ. Việc triển khai các biện pháp của chính quyền nơi quản lý trực tiếp ngư dân, tàu cá còn chưa quyết liệt.
Hiện nay có hiện tượng một số tổ chức, đường dây ở cả nước ngoài và trong nước hoạt động môi giới, tổ chức đưa ngư dân Việt Nam ra vùng biển nước ngoài khai thác hải sản trái phép. Điều này không những gây thiệt hại nặng nề về kinh tế cho ngư dân và xã hội mà còn ảnh hưởng xấu tới hình ảnh Việt Nam đối với các nước trong khu vực và quốc tế. |
Bình Phước không có biển nhưng có chiều dài biên giới 260,4 km với nước bạn Cam Pu Chia, những năm qua, tình trạng vi phạm pháp luật, đặc biệt là người dân khu vực biên giới vượt biên trái phép sang Cam Pu Chia làm ăn, buôn bán, thậm chí là buôn lậu hàng cấm diễn ra khá phổ biến. Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo Hội đồng phố biến, giáo dục pháp luật tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đến cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Gần đây nhất, ngày 15-5-2017, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Trăm đã ký ban hành văn bản số 1499/UBND-NC về việc tăng cường triển khai thực hiện Đề án đẩy mạnh phổ biến nội dung cơ bản của quốc tế và pháp luật Việt Nam về các quyền dân sự, chính trị năm 2017.
Thực ra từ tháng 6-2015, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 144/KH-UBND về việc triển khai thực hiện Đề án “Đẩy mạnh phổ biến nội dung cơ bản của Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị và pháp luật Việt Nam về các quyền dân sự, chính trị cho cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân giai đoạn 2015-2020” trên địa bàn tỉnh Bình Phước (gọi là Đề án). Việc ban hành văn bản số 1499 như là sự nhắc lại một nội dung quan trọng trong đời sống pháp luật mà có lúc, có nơi sao nhãng.
Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các cơ quan, địa phương, đơn vị tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả KH số 144, trong đó tập trung phổ biến nội dung Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị; các quyền dân sự, chính trị được quy định tại Hiến pháp năm 2013 và các bộ luật, luật, pháp lệnh mới ban hành hoặc có hiệu lực năm 2016, 2017 như: Bộ luật Dân sự, bộ luật Tố tụng dân sự, Luật tiếp cận thông tin, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, Luật Báo chí, Luật Trẻ em…và các văn bản pháp luật khác có quy định về quyền dân sự, chính trị của công dân. Cần chủ động chọn hình thức phổ biến pháp luật về các quyền dân sự, chính trị phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàn, tập trung vào hình thức phổ biến qua báo, đài, hệ thống truyền thanh cơ sở; tăng cường cấp phát tài liệu pháp luật đến cán bộ, công chức và nhân dân…
Việc Chủ tịch UBND tỉnh ký ban hành văn bản tăng cường triển khai thực hiện Đề án đẩy mạnh phổ biến nội dung cơ bản của quốc tế và pháp luật Việt Nam về các quyền dân sự, chính trị năm 2017, một lần nữa nhắc nhở các sở, ban, ngành, các tầng lớp nhân dân về tầm quan trọng của việc cập nhật thông tin và chấp hành Công ước quốc tế cũng như luật pháp Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh hội nhập quốc tế hiện nay.
Nguyên Thủy
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065