Việc Thủ tướng phê duyệt đề án này rất đúng lúc, kịp thời, thể hiện quyết tâm cao của Chính phủ trong việc thực hiện phương châm “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, hiệu quả, bứt phá” năm 2019.
Công vụ là hoạt động của cán bộ, công chức thực thi nhiệm vụ được giao. Công vụ thường gắn liền với văn hóa công vụ, là đề cập đến những giá trị cơ bản của hoạt động công vụ, của người thực thi nhiệm vụ công. Thời gian gần đây, một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước tỏ ra thờ ơ, vô cảm trước nguyện vọng của công dân. Hằng năm, số cán bộ, công chức, viên chức các cấp không hoàn thành nhiệm vụ chiếm tỷ lệ còn cao. Việc vi phạm đạo đức, văn hóa công vụ của cán bộ, công chức, viên chức đã gây ra những hậu quả xấu. Người dân gánh chịu sự nhũng nhiễu, hách dịch, gợi ý vụ lợi... tạo nên sự bất bình trong xã hội và mất lòng tin vào chính quyền. Nguyên nhân của tình trạng cán bộ, công chức vi phạm đạo đức công vụ là do những hành vi này chưa có chế tài mạnh để xử lý. Cơ quan chủ quản của những công chức này cũng chưa quyết liệt xử lý vi phạm. Thậm chí một số nơi còn có hiện tượng né tránh, bao che, xử lý một cách qua loa, đại khái. Về phía người dân chưa mạnh dạn đấu tranh với những ứng xử thiếu chuẩn mực của cán bộ, công chức; chưa phát huy quyền công dân, quyền của cử tri trong giám sát việc tuân thủ pháp luật, thực thi công vụ đối với cán bộ, công chức.
Trước những biểu hiện của sự suy thoái về đạo đức trong một bộ phận công chức nhà nước, vấn đề nâng cao đạo đức, văn hóa công vụ đặt ra yêu cầu cấp bách và được dư luận quan tâm. Việc Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để thực thi Đề án văn hóa công vụ có ý nghĩa quan trọng. Theo đề án, cán bộ, công chức phải thực hiện “4 xin, 4 luôn”, đó là: “Xin chào, xin lỗi, xin cảm ơn, xin phép; luôn mỉm cười, luôn nhẹ nhàng, luôn lắng nghe, luôn giúp đỡ” khi tiếp xúc với người dân. Công chức không được nịnh bợ lấy lòng lãnh đạo cấp trên; sẵn sàng nhận và nỗ lực hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được phân công; không kén chọn vị trí công tác, chọn việc dễ, bỏ việc khó. Những quy định mang tính bắt buộc này nhằm nâng cao hiệu quả công vụ; góp phần hình thành phong cách ứng xử, lề lối làm việc chuẩn mực của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; bảo đảm tính chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh bạch trong hoạt động thực thi nhiệm vụ. Nhiều người cho rằng, những quy định chặt chẽ của Đề án văn hóa công vụ sẽ thay đổi cách giao tiếp giữa cán bộ, công chức, viên chức trong thi hành công vụ với nhân dân và nhất là sẽ ngăn chặn hiệu quả tình trạng tham nhũng vặt vốn như “bệnh ghẻ ruồi” hiện nay.
Cán bộ, công chức, viên chức là những người thay mặt Nhà nước, hằng ngày tiếp xúc trực tiếp với người dân. Vì vậy, rất cần quy định rõ về văn hóa ứng xử trong hoạt động công vụ của họ. Các quy định của đề án về văn hóa công vụ là minh chứng cho sự quyết tâm của Chính phủ xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, hiện đại, đáp ứng các tiêu chí cải cách hành chính và chủ trương hiện đại hóa nền hành chính, đảm bảo tính nghiêm minh, hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước.
Hà Thanh
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065