* Loại ra ngành y những người vi phạm y đức
|
Cũng như ĐB An, hầu hết các ĐBQH đều đồng ý để Chính phủ (CP) nâng mức bội chi ngân sách năm 2013 dự kiến lên 5,3%. Tuy nhiên, song song đó, các ĐB đều cho rằng CP cần có biện pháp kiểm soát chặt chẽ việc chi ngân sách, đầu tư công.
Theo ĐB An, ĐB và cử tri rất quan tâm lo lắng về số nợ nên đề nghị CP cần công khai nợ, nợ loại gì, thời hạn ra sao. “Hiện nay, nợ công của nước ta phải chi đầu tư vào cả các doanh nghiệp nhà nước (DNNN), các dự án do QH phê duyệt. Vì vậy, CP phải quản lý rất chặt chẽ chi tiêu này”, ĐB An có ý kiến.
|
Đồng thời, ĐB An cho rằng mặc dù đã có nhiều giải pháp chống tham nhũng, lãng phí nhưng vấn đề này vẫn chưa giảm. ĐB đề nghị CP rà soát lại toàn bộ quy hoạch, “nâng bội chi nhưng chi phải hiệu quả có giám sát chặt chẽ”.
ĐB Mai Thị Ánh Tuyết (An Giang) phân tích trong bối cảnh ngân sách 2013 hụt thu, phải tăng bội chi ngân sách, để đáp ứng nhu cầu phát triển trong điều kiện sản xuất khó khăn, thị trường trầm lắng thì bên cạnh tăng niềm tin thị trường để huy động vốn xã hội đầu tư thì CP cần đẩy nhanh lộ trình thoái vốn từ các hoạt động cổ phần hóa DNNN.
“Đề nghị CP có lộ trình thực hiện và mạnh dạn hơn trong việc cổ phần hóa DNNN; sàng lọc và xác định DN nào cần nuôi dưỡng thì nuôi dưỡng, còn xác định DN nào NN không nắm giữ thì thoái vốn DN. Tránh cổ phần hóa công ty con rồi giao về công ty mẹ”, bà Tuyết nói.
Mặt khác, ĐB Tuyết đề xuất lập ủy ban chuyên trách về tái cơ cấu độc lập để thực hiện công tác cổ phần hóa DNNN.
Trong khi đó, ĐB Trần Hoàng Ngân (TP.HCM) đánh giá vừa qua việc đều hành kinh tế của CP có những kết quả tốt như lạm phát được kiềm chế ở mức thấp, tỉ giá ổn định làm tăng thêm niềm tin về đồng tiền VN, vàng, ngoại tệ hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, chống đô-la hóa, vàng hóa,…
Tuy nhiên, theo ĐB Ngân vẫn còn tồn tại khiến QH lo lắng là bội chi ngân sách tăng ở mức cao làm nợ công và nợ CP tăng nhanh. “Tuy nằm trong giới hạn cho phép nhưng nợ công ở mức cao, cần được cảnh báo”, ĐB Ngân có ý kiến.
Vì vậy, ĐB Ngân đề nghị “CP cần ổn định kinh tế vĩ mô, tiếp tục giữ lạm phát ở mức thấp; chính sách tài khóa cần chặt chẽ và nâng cao kỷ luật ngân sách; cần thắt lưng buộc bụng các khoản chi tiêu dùng để chi đầu tư phát triển”.
|
ĐB Dương Trung Quốc (Đồng Nai) phát biểu: CP đã đạt được những nhiều điều trong điều hành kinh tế xã hội nhưng cái còn thiếu cũng có nghĩa là cái CP cần quan tâm là phải gây dựng và củng cố niềm tin của nhân dân. Hiệu quả của nền kinh tế vĩ mô phải phản ánh trong đời sống của nhân dân như thu nhập, an toàn thực phẩm, an ninh xã hội, thái độ phục vụ của bộ máy công quyền,…
ĐB Dương Trung Quốc nhận định, báo cáo của CP lần này có dấu ấn lịch sử vì lần đầu tiên có đề ra mức bội chi ngân sách xin QH thông qua.
QH có chức năng quan trọng là quản lý, thông qua và giám sát ngân sách. CP chỉ là thực hiện. QH phải chịu trách nhiệm trước nhân dân về thu chi ngân sách, còn CP chịu trách nhiệm trước QH.
Vì vậy, theo ĐB Dương Trung Quốc, QH không thể đứng ngoài trách nhiệm trong những sai phạm thu chi ngân sách.
“Vì lòng tin của nhân dân QH cần phải thận trọng hơn nữa, không phải là bó tay CP mà ủng hộ CP bằng chính trách nhiệm của mình” trong việc quan tâm đến những quyết sách về ngân sách, ĐB Dương Trung Quốc có ý kiến.
Đã có 64 ĐB phát biểu phát biểu tại hội trường trong phiên thảo luận. Các ĐB không có đủ thời gian phát biểu tại hội trường sẽ gửi lại ý kiến cho QH tổng hợp, góp ý với CP.
Loại ra ngành y những người vi phạm y đức Phát biểu thảo luận tại hội trường QH sáng nay, ĐB Nguyễn Văn Tiên (Tiền Giang), cho rằng: Vừa qua có nhiều vấn đề liên quan đến quảng cáo trong lĩnh vực y tế. Hiện nay, đối với quảng cáo, chúng ta chỉ kiểm soát hậu kiểm nhưng đối với y tế tôi đề nghị phải có quy định phải kiểm soát quảng cáo tiền kiểm để quản lý được thông tin về mặt y tế, tránh những vụ việc như Cát Tường vừa qua. Ngành y tế vừa qua xảy ra một số sự việc gây bức xúc cho người dân, Bộ Y tế nên nghiêm túc, xử lý công khai các sai phạm để làm gương. Đặc biệt, với những người vi phạm y đức thì phải thật nghiêm, đuổi thẳng ra khỏi ngành y, viễn vĩnh không cho làm việc trong ngành y nữa. Có như thế chúng ta mới răn đe những người không có có y đức, có tư tưởng coi thường bệnh nhân. Bên cạnh đó, dư luận cũng cần bình tĩnh phán xét, không nên vơ đũa cả nắm, mạt xác cán bộ y tế. Bởi lẽ, trong lĩnh vực y tế, nhân viên y tế vẫn có rất nhiều người hoạt động rất hết tâm lực, đang khó khăn, có nhiều đóng góp, tiến bộ. Ngành y tế nên xem xét trình QH những quy định về ngành y, tăng cường thanh tra hoạt động và phát ngôn, thông tin cho dư luận, người dân biết thông tin chính xác, đúng đắn về những sự việc, hoạt động của ngành. |
Trong buổi thảo luận, các bộ trưởng cũng giải trình một số vấn đề ĐB băn khoăn. Số liệu của chúng ta về cơ bản là có thể tin cậy được
Trước băn khoăn của một số ĐBQH về số liệu báo cáo của CP “màu hồng”, cần khách quan hơn, sáng nay, Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Bùi Quang Vinh đã báo cáo thêm: Trong hệ thống chỉ tiêu Quốc gia có 350 chỉ tiêu, chỉ có 140/350 chỉ tiêu là được giao cho một ngành thống kê, còn lại là các bộ ngành tự chịu trách nhiệm tính toán số liệu của ngành mình. Những con số do Tổng cục thống kê VN công bố về cơ bản là chấp nhận được. Còn chính xác thì không thể tuyệt đối vì còn tùy thuộc vào nguồn cung cấp, do các bộ, ngành không có bộ phận thống kê riêng mà ở dưới, địa phương báo lên nên có thể có sai sót. Về cách tính GDP, ĐB lo lắng sợ dự báo GDP năm 2013 là 5,4% của CP là “màu hồng” quá thì tôi cho rằng con số này là khiêm tốn và có căn cứ. Hiện nay (9 tháng) là 5,14%. Vì vậy, tùy vào sự điều hành và các chính sách của chính phủ chúng ta có thể lên được con số này (5,4%). Dự báo quý 4, GDP có thể tăng 5,6-5,7% (cùng kỳ năm trước là 5,57%). Dự án luồng cho tàu biển trọng tải lớn vào sông Hậu là khả thi
Trước một số thắc mắc, băn khoăn của một số ĐB về tính khả thi và tác động môi trường của dự án luồng cho tàu biển trọng tải lớn vào sông Hậu, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng đã giải trình thêm về dự án này. Theo ông Thăng về cơ sở pháp lý, dự án luồng sông Hậu được Bộ GTVT phê duyệt tháng 11.2007 và triển khai từ 2008, sử dụng vốn trái phiếu CP. Dự án có vai trò là tuyến giao thông thủy huyết mạch phục vụ cho ổn định và phát triển kinh tế - xã hội toàn bộ ĐBSCL. Mặt khác, để tiết kiệm chi phí đầu tư, Bộ GTVT đã thống với Tập đoàn Điện lực VN phương án kết hợp dự án luồng sông Hậu với dự án trung tâm điện lực duyên hải, giảm đê chắn sóng từ 4 đê còn 2 đê. Tập đoàn Điện lực VN thực hiện đê Bắc, Bộ GTVT thực hiện đê Nam. Hiện nay, đê Bắc đã thực hiện, nếu không kịp thời triển khai thực hiện đê Nam và tuyến luồng thì khu bến cảng nhập than của trung tâm điện lực duyên hải cũng không hoạt động được. Do đó, việc thực hiện dự án luồng sông Hậu là hết sức cấp bách. Bộ Chính trị cũng có văn bản về xây dựng và phát triển TP Cần Thơ đã xác định tuyến luồng sông Hậu là dự án trọng điểm cần tiếp tục triển khai. Về cơ sở khoa học và tính ổn định của dự án: tuyến luồng sông Hậu dài 40 km. Các nghiên cứu đánh giá tác động môi trường và hiệu quả kinh tế đều xác định dự án có tính khả thi cao, đáp ứng được các yêu cầu về môi trường sinh thái, biến đổi khí hậu, sự xâm nhập mặn, khả năng ổn định và bền vững cao. Về hiệu quả kinh tế, xã hội, dự án giúp không phải tiếp chuyển hàng hóa từ ĐBSCL lên TP.HCM, giảm tải cho các cảng tại TP.HCM, tiết kiệm chi phí vận chuyển đường bộ, nâng cao sức cạnh tranh cho hàng hóa, đẩy mạnh hoạt động các cảng trên sông Hậu, giúp phát triển kinh tế ĐBSCL. Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng đã khẳng định tính khả thi của dự án. Tăng trưởng tín dụng chung của cả năm dự kiến là 11-12%
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Bình: Về tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế, trong 10 tháng đầu năm 2013 đạt 6,8%; nếu tính cả phần dư nợ tín dụng đã được xử lý thì thực tế tăng trưởng tín dụng mới của nền kinh tế trong 10 tháng đầu năm 2013 là 7,89%. Trên cơ sở những kết quả đạt được trong những năm vừa qua cũng như kế hoạch tăng trưởng tín dụng của các tổ chức tín dụng thì có cơ sở tăng trưởng tín dụng chung của cả năm là 11-12%. Về tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế, trong 10 tháng đầu năm 2013 đạt 6,8%; nếu tính cả phần dư nợ tín dụng đã được xử lý thì thực tế tăng trưởng tín dụng mới của nền kinh tế trong 10 tháng đầu năm 2013 là 7,89%. Trên cơ sở những kết quả đạt được trong những năm vừa qua cũng như kế hoạch tăng trưởng tín dụng của các tổ chức tín dụng thì có cơ sở tăng trưởng tín dụng chung của cả năm là 11-12%. NHNN đã có sự chuẩn bị và thực hiện các biện pháp, chính sách để đảm bảo sẽ không ảnh hưởng đến kế hoạch cung tiền của NHNN và lạm phát. Tín dụng cho nông nghiệp và nông thôn năm 2013tăng trên 15%, theo kế hoạch cả năm có thể đạt 15-18%, nợ xấu ở mức trên 3% (thấp hơn rất nhiều so với mặt bằng nợ xấu chung). Về nợ xấu và hoạt của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng VN (VAMC), đến nay, tổng số nợ mà các tổ chức tín dụng đã cơ cấu lại cho các khách hàng vay đã lên đến trên 300.000 tỉ đồng (chiếm hơn 10% tổng dư nợ). Trong số này có tới 60% các khoản nợ nếu không được cơ cấu lại nợ thì đã trở thành nợ xấu. Ngoài ra, nợ xấu cũng được xử lý bằng việc trích lập nguồn dự phòng rủi ro. Trong 9 tháng đầu năm nay đã trích lập và xử lý nợ xấu là 32.000 tỉ, dự kiến sẽ tiếp tục trích lập xử lý thêm trong năm nay 70.000 tỉ nữa. Như vậy chúng ta đã trích lập và xử lý nợ xấu trong năm 2012 và 9 tháng đầu năm 2013 là xấp xỉ 100.000 tỉ (hơn 3% tổng dư nợ của hệ thống ngân hàng). VAMC cũng đã mua được 10.000 tỉ nợ xấu của các ngân hàng. Như vậy, nếu không áp dụng các giải pháp giải quyết nợ xấu như vừa qua thì nợ xấu của các tổ chức tín dụng đã tăng thêm 10% nữa. Vấn đề lớn nhất giờ là chúng ta phải có những giải pháp tổng thể, đồng bộ hơn để tăng tổng cầu của nền kinh tế để nền kinh tế có những khởi sắc hơn, giải quyết căn bản nợ xấu. |
(Theo TNO)
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065