>> Ký sự: Tiếng gọi từ thượng nguồn
BP - Đang cuối mùa mưa, dòng Đắk Quýt bỗng đổi màu nước bạc. Trên bờ, những cánh rừng đã bị mất cắp bỏ lại nhiều mảnh đất trơ trọi. Dưới mặt sông, những can nhựa bồng bềnh giữa dòng nước tưởng lòng sông đang bình yên. Trong các nhà hàng nổi ở phần hạ lưu của dòng sông, du khách thả mình với mây nước để ngắm cảnh vật bên ly rượu vui bằng hữu. Ít ai biết rằng, Đắk Quýt đang quặn đau…
DÒNG ĐẮK QUÝT CỦA QUÁ KHỨ
Đã cuối mùa mưa nhưng đoạn đường từ Hạt kiểm lâm Bù Đốp dẫn vào bến sông vẫn trơn trượt. Chiếc xe máy của Hạt trưởng Hạt kiểm lâm Bù Đốp Nguyễn Văn Ách đã tráng một lớp keo chống trơn nhưng vẫn nghiêng ngả, bánh xoay tít trên đường. Khó khăn lắm, tay lái lụa Nguyễn Văn Ách mới cho xe quay đầu để tìm đường vòng đưa tôi vào bến sông. Tôi, Hạt trưởng Ách cùng hai nhân viên kiểm lâm Bù Đốp đi trên chiếc tắc ráng để ngược dòng về phía thượng nguồn sông Đắk Quýt. Nước ở thượng nguồn tuôn trào cuồn cuộn không giống như phía hạ lưu lúc nào cũng phẳng lặng.
Phía dưới những can nhựa này là hàng rào sắt chắn ngang sông để tận thu các loài thủy sản. Đầu tháng 10 vừa qua, cơ quan chức năng đã thu giữ 2 khẩu súng cất giấu trong chòi canh gác lưới tại đây
Bến Cá Sấu ở thượng nguồn sông Đắk Quýt
NỖI ĐAU TRÊN BỜ
Ngã ba Vàm, nơi Đắk Quýt hòa mình với dòng sông Bé ngược về phía thượng nguồn khoảng 24km. Dòng sông cũng là ranh giới của hai huyện Bù Đốp và Bù Gia Mập. Bên trái là những cánh rừng thuộc huyện Bù Đốp vẫn còn nguyên vẹn như thuở nào. Thỉnh thoảng, chúng tôi còn bắt gặp một vài chú khỉ đang chuyền cành trên đường kiếm ăn. Thế nhưng phía bên kia bờ, rừng đã không còn trước khi chuyển giao cho huyện Bù Gia Mập quản lý. Toàn bộ cây rừng dọc theo dòng sông từ ngã ba Vàm ngược về phía thượng nguồn khoảng 10km của huyện Bù Gia Mập đã được thay thế bằng cây cao su, điều. Một vài ngọn đồi còn nham nhở, trơ trọi chưa kịp lên xanh. Cũng chính sự cạo trọc rừng từ lòng tham của một số người đã khiến những con suối nên thơ như: Bài Thơ, Đức Hạnh, suối Tưng, suối Ké trở nên đục ngầu. Không đục sao được, cả một vùng rừng rộng lớn đã trọc lóc phơi đất dưới nắng mưa.
Những cánh rừng nguyên sinh bên dòng sông Đắk Quýt ở xã Phú Nghĩa đã bị cạo trọc
Cá chình câu được trên sông Đắk Quýt
Cả xóm chài gồm 30 hộ nhưng chỉ duy nhất hộ ông Thạch có 2 ha đất sản xuất. Tất cả hộ còn lại đều không có đất, ngay cả đất ở cũng không. Họ ở trong những ngôi nhà nổi trên lòng hồ và kiếm ăn bằng nghề câu cá, chài lưới trên sông. Những đứa trẻ sinh ra và lớn lên ở xóm chài này chừng mười tám, đôi mươi đã được dựng vợ, gả chồng và tiếp nối cảnh đời theo nghề cha mẹ chúng.
NỖI KHỔ DƯỚI SÔNG
Không cần đến cán bộ lâm sinh, không cần đến sự hiểu biết ở cấp trung học phổ thông, ai cũng hiểu tại sao mỗi khi mưa, dòng sông không còn trong xanh. Nước trời đổ xuống bao nhiêu thì tất cả chảy thẳng ra sông, suối bấy nhiêu. Trước khi đổ ra sông nó còn mang theo cả đất, đá và bao hệ lụy của sự xói mòn. Hạt trưởng Nguyễn Văn Ách |
Mùa nước bạc cũng là thời điểm các loài thủy sản sinh sôi để duy trì nòi giống. Dân làng chài nhờ đó mà thuận lợi hơn trong việc mưu sinh bằng nghề chài lưới. Nhiều năm qua, dòng Đắk Quýt chứng kiến và cung cấp nguồn lợi thủy sản cho bao thế hệ sinh ra và lớn lên trên đoạn sông này. Từ cá lăng, cá lóc, cá sấu cho đến cá chình và các loài thủy sản khác đều có mặt. Chiếc tắc ráng tròng trành lướt qua dòng nước xiết để cập bến Cá Sấu nơi thượng nguồn. Hạt trưởng Nguyễn Văn Ách lý giải, bến nước này từng là nơi trú ngụ của cá sấu mang tính đặc hữu của loài cá nước ngọt đang nằm trong Sách đỏ Việt Nam. Tất nhiên chuyện cá sấu trú ngụ tại đây giờ chỉ còn lại trong ký ức của những người gắn bó với rừng.
Mới đây, dân làng chài phát hiện cách câu cá chình hết sức độc đáo. Họ bắt lươn nhỏ làm mồi. Thế là tất cả cá chình từ lớn đến bé đều cắn câu. Chuyện câu cá chình từ 7-15kg trên dòng sông này là chuyện thường tình. Cá chình trên sông Đắk Quýt không chỉ trở thành món đặc sản mang tính chuyên biệt của nhà hàng nổi ở xóm chài mà còn tỏa đi những nhà hàng sang trọng ở các tỉnh, thành phố khác. Câu cá, chài lưới trên sông Đắk Quýt lặp đi lặp lại bao năm qua quả thật không có gì để đem ra bàn luận.
Xóm chài trên sông Đắk Quýt
Chỉ có mùa mưa năm nay, người ta mới phát hiện trên sông Đắk Quýt xuất hiện những chiếc can nhựa bồng bềnh trên mặt nước từ bên này đến bên kia sông. Cả dòng sông dài 24km có đến 3 hàng can nhựa chắn ngang sông. Hỏi ra mới biết, phía dưới hàng can nhựa kia là hàng rào đánh cá theo kiểu tận diệt. Những đại gia có máu mặt đem lưới sắt chắn ngang sông, ở giữa hàng rào họ đặt lưới đáy. Tất cả loại thủy sản từ lớn đến bé đi theo dòng nước đều lọt vào chiếc đáy này. Mỗi đoạn sông là một đại gia hùng cứ theo cách ứng xử khác nhau. Nếu chính quyền hoặc cơ quan chức năng huyện Bù Đốp động đến thì họ lại chạy sang bên kia sông thuộc huyện Bù Gia Mập và ngược lại. Đầu tháng 10 vừa qua, lực lượng kiểm lâm Bù Gia Mập tình cờ phát hiện và thu giữ 2 khẩu súng ngay trong chòi của các tay canh giữ lưới trên đoạn sông Đắk Quýt thuộc địa bàn xã Phú Nghĩa. Hạt trưởng Hạt kiểm lâm Bù Đốp thở dài: Nếu không sớm ngăn chặn tình trạng đánh bắt thủy sản theo kiểu tận diệt như thế thì tất cả loài thủy sản trên sông Đắk Quýt sẽ tuyệt chủng trong tương lai gần.
Đông Kiểm
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065