Đại biểu Bùi Mạnh Hùng đề nghị phải giải thích rõ “vấn đề đặc biệt quan trọng” ở đây được xác định như thế nào trong luật. Theo đại biểu Bùi Mạnh Hùng, vấn đề đặc biệt quan trọng được hiểu trong luật này là những vấn đề có tác động rộng lớn và có ảnh hưởng đến vận mệnh của đất nước, đến chiều hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, được dư luận nhân dân cả nước quan tâm và cũng là vấn đề khách quan, đòi hỏi phải phát huy cao nhất khối đại đoàn kết toàn dân, phải huy động ý chí của toàn dân thì mới giải quyết được.
Đại biểu Bùi Mạnh Hùng đề nghị phải sửa lại một số câu như sau: “Trưng cầu ý dân là việc của Nhà nước tổ chức để cử tri trực tiếp biểu quyết bằng bỏ phiếu để quyết định những vấn đề đặc biệt quan trọng của đất nước theo quy định của luật này”, đại biểu đề nghị sửa chữ “của Nhà nước” sửa thành chữ “Quốc hội”. Bởi vì trong Điều 69 và 70 của Hiến pháp đã quy định “Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, lập pháp và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước”. Với quy định này thì rõ ràng việc trưng cầu ý dân là việc của Quốc hội, không phải của Nhà nước nói chung.
Quy định về việc Quốc hội xem xét, quyết định trưng cầu ý dân, trong phần các hồ sơ để trình Quốc hội, đại biểu Bùi Mạnh Hùng cho rằng cần bổ sung ngoài tờ trình của cơ quan trình phải có báo cáo nghiên cứu đánh giá tác động của từng phương án đến tình hình của đất nước. Tức là phải đánh giá cụ thể tác động của từng phương án đề ra, nếu cử tri chọn phương án này thì tác động đến tình hình đất nước như thế nào, chọn phương án kia tác động như thế nào. Đồng thời, khi quyết định đưa ra trưng cầu ý dân thì cũng phải được thông tin, tuyên truyền cho người dân chọn phương án một cách chủ động và có trách nhiệm hơn.
Điều 11 hiệu lực về kết quả trưng cầu dân ý, đại biểu Bùi Mạnh Hùng đề nghị ghi rõ trong nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội xác định kết quả trưng cầu ý dân có giá trị pháp lý đặc biệt. Bởi vì, đây là việc nhân dân quyết định, khác với các quyết định của Quốc hội, có tính cao hơn, Quốc hội không đủ thẩm quyền thay đổi quyết định này. Vấn đề đặt ra là trong quá trình triển khai thực hiện điều mà dân đã quyết định rồi nhưng do tình hình khách quan thay đổi, có thể chúng ta phải xem xét lại, sửa đổi lại những vấn đề mà dân đã quyết, chắc chắn phải trưng cầu ý kiến dân lại để sửa, chứ Quốc hội không sửa được.
Trần Thể
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065