BP - Những năm đầu diễn ra cuộc chiến tranh thế giới thứ 2, Nhật tung lực lượng xâm lược các đảo ở Thái Bình Dương. Trong đó có quần đảo Solomon rộng khoảng 28.400km2 với thủ phủ là đảo Guadalcanal và tạo thành căn cứ quân sự về hải, lục, không quân quy mô lớn. Tháng 1-1942, Mỹ và đồng minh cho quân đổ bộ vào các đảo do Nhật chiếm đóng ở Thái Bình Dương.
Đầu tháng 8-1942, Mỹ bắt đầu tấn công vào một số nhóm đảo Florida thuộc quần đảo Solomon. Các đảo lớn như Guadalcanal, Tulagi, Nggela... nhanh chóng rơi vào quân Mỹ. Nhật lệnh cho Quân đoàn 17 đóng tại Rabaul tái chiếm Guadalcanal. Trong tháng 9, quân Nhật ào ạt tấn công vào Guadalcanal nhưng không thành công. Tháng 10, Nhật tổ chức thêm 3 lần tấn công vào Guadalcanal nhưng đều bị thất bại. Đầu tháng 11-1942, hải quân Nhật Bản tăng cường thêm cho mặt trận Guadalcanal 1 sư đoàn bộ binh cùng nhiều vũ khí hạng nặng để tái chiếm đảo nhưng không được. Sau thắng lợi tại Guadalcanal, Mỹ mở rộng phạm vi tấn công ra các đảo xung quanh như New Guinea, Buna, Gona... đe dọa Hạm đội liên hợp chủ lực của Nhật đang đóng tại căn cứ Truk và toàn bộ chiến trường Solomon. Cùng lúc này, máy bay và tàu chiến của đồng minh tấn công vào tuyến tiếp tế của Nhật khiến tình hình trên các đảo ở Thái Bình Dương thêm nguy cấp... Dù vậy, Bộ tổng tư lệnh đế quốc Nhật Bản ra lệnh, bằng mọi giá phải tái chiếm Guadalcanal.
Đầu tháng 1-1943, Nhật hoàng phê chuẩn quyết định triệt thoái khỏi Guadalcanal. Để cuộc triệt thoái được thành công, Nhật cho không quân hoạt động với tần suất cao, còn hải quân tổ chức tấn công nghi binh vào số điểm quanh New Guinea và quần đảo Marshall nhằm thu hút đối phương. Cuối tháng 1, một số đơn vị quân Mỹ chạm trán với quân Nhật. Bị lính Nhật cầm chân trong nhiều ngày, Mỹ cho máy bay oanh tạc vào đội hình đối phương. Không quân Nhật đáp trả nhưng không gây thiệt hại lớn nào cho đồng minh. Cùng thời điểm này, Mỹ đưa 2 hàng không mẫu hạm, 4 khu trục hạm cùng 40 tuần dương hạm đánh chiếm đảo Rennell và 1 đội hình tương tự kéo đến tăng cường cho Guadalcanal. Nhật huy động 21 khu trục hạm, 60 thủy phi cơ, 48 chiến đấu cơ vừa tấn công đánh trả nhằm làm giảm tốc độ tiến quân của Mỹ, vừa tổ chức triệt thoái được 5.000 người. Ngày 4-2, Nhật dùng 74 chiếc tàu khu trục hạm để tổ chức triệt thoái lần thứ 2. Đến 10 giờ ngày 7-2-1943, cuộc triệt thoái của quân Nhật chính thức chấm dứt.
Các nhà sử học cho rằng, tuy chỉ đưa được 10.652 người trong số 36 ngàn lính đồn trú tại Guadalcanal về vùng an toàn, nhưng đây là thành công rất lớn của Nhật. Bởi Mỹ tại vùng chiến sự Solomon có ưu thế tuyệt đối về hải, lục, không quân nhưng lại để cho quân Nhật triệt thoái thành công khỏi Guadalcanal. Cuộc triệt thoái cho thấy người Nhật là bậc thầy về nghệ thuật lui binh và che giấu các hoạt động quân sự mà không bị đối phương phát hiện.
T.P (Trích các sự kiện nổi bật trong lịch sử)
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065