Đến thế kỷ XVIII, cách mạng tư sản Pháp lan tỏa khắp châu Âu, người Hy Lạp mới thức tỉnh về ý thức độc lập dân tộc. Để vực dậy tinh thần trong nhân dân, Rigas Feraios - một nhà thơ lớn của Hy Lạp, đã lập ra một tổ chức bí mật xây dựng Hiến pháp cho đất nước. Mọi việc đang diễn ra thuận lợi thì Rigas Feraios bị nhà cầm quyền bắt và đưa lên giàn hỏa thiêu vào năm 1803. Tiếp nối tư tưởng của Rigas Feraios, năm 1814, 3 thương gia lớn của Hy Lạp là N.Skoufas, M.Xanthos và A.Tsakalov đã thành lập Hội hữu nghị tại nước ngoài để chống lại đế quốc Ottoman. Tháng 3-1821, các thành viên Hội hữu nghị từ Nga về nước và tuyên bố khởi nghĩa trong toàn quốc. Nhân dân Hy Lạp tụ hội về dưới ngọn cờ của Hội hữu nghị và lực lượng quân khởi nghĩa đã nhanh chóng tăng lên hàng chục ngàn người. Ngày 6-4-1821, người dân thành phố Patrai thành lập “Ban chỉ huy cách mạng” và tấn công quân Thổ đang đồn trú tại đây. Nhân dân cả nước hưởng ứng Patrai quyên góp vũ khí, lương thực, nhân lực tiến về vùng chiến sự. Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ trấn áp khốc liệt quân khởi nghĩa nhưng đều bị quân và dân Hy Lạp đánh bại. Tháng 1-1822, các lãnh tụ cuộc khởi nghĩa tổ chức Quốc dân đại hội lần thứ nhất để thông qua Hiến pháp và tuyên bố thành lập Nhà nước Hy Lạp, lấy ngày khởi nghĩa Patrai (6-4) làm ngày quốc khánh.
Thổ Nhĩ Kỳ tăng cường viện binh kéo đến Hy Lạp nhưng đã bị nhà nước non trẻ này đánh bại. Năm 1825, quân Thổ lại tấn công Rumelie - một căn cứ lớn của quân khởi nghĩa. Quân Hy Lạp hết lương, hết đạn nên Rumelie bị thất thủ. Trước nguy cơ Nhà nước Hy Lạp bị tiêu diệt, nhân dân tiến bộ các nước Nga, Anh, Pháp, Thụy Điển, Đức... đã tình nguyện sang đất nước của những vị thần cùng chiến đấu chống lại quân xâm lược Ottoman. Nhờ vậy, cục diện chiến trường đã có sự thay đổi đáng kể. Năm 1829, quân Thổ dần mất quyền kiểm soát trên các mặt trận, lại bị người Nga và Pháp đe dọa buộc phải ký hòa ước công nhận nền độc lập của Hy Lạp.
Các nhà nghiên cứu chính trị cho rằng, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền của nhân dân Hy Lạp là một sự kiện lớn trong tiến trình lịch sử nhân loại. Bởi cuộc khởi nghĩa này đã cổ vũ tinh thần đấu tranh giải phóng dân tộc cho nhiều nước thoát khỏi ách thống trị của đế quốc Ottoman. Đồng thời, việc đánh đổ sự kìm kẹp của đế chế này đã giúp nhân dân Hy Lạp và cả thế giới phục sinh được những giá trị to lớn về một nền văn minh rực rỡ của nhân loại.
T.Phong
(Trích nguồn 102 sự kiện nổi tiếng thế giới)
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065