Tuy nhiên, ngọn lửa yêu nước của Kemal chưa kịp bùng cháy đã bị vua Thổ khống chế. Kemal viết đơn từ nhiệm, rời khỏi quân ngũ. Trên đường về quê, Kemal thấy đoàn binh lính đội ngũ nghiêm chỉnh tiến về Hắc Hải. Kemal hỏi thì các đoàn quân đều đồng thanh đáp “Chúng tôi về Antolia đánh quân Anh theo lệnh của Kemal”. Trước khí thế của binh lính, Kemal đã quyết định trở lại quân đội. Sau đó, Kemal viết thư kêu gọi nhân dân, binh sĩ đứng lên đánh đuổi ngoại xâm, kêu gọi Quốc hội giải tán chính quyền... Bức thư của Kemal đã làm rung chuyển toàn bộ đế quốc Ottoman. Tháng 9-1919, Kemal tổ chức đại hội toàn Thổ đưa ra cương lĩnh đấu tranh giành độc lập khôi phục quyền tự chủ của người Thổ Nhĩ Kỳ. Đại hội bầu Kemal làm Chủ tịch hội đồng. Đến tháng 4-1920, Kemal tổ chức Quốc dân đại hội bầu ra Chính phủ quốc dân và bầu ông vào chức vụ Tổng thống, Tổng tư lệnh quân đội.
Theo lệnh của Anh, ngày 23-8-1921, 10 vạn quân Hy Lạp tiến vào Thổ. Người Anh sợ Hy Lạp giành hết phần nên đề nghị Pháp và Ý tổ chức hội nghị để bàn về vấn đề giữa Hy Lạp và Thổ thời hậu chiến. Cuối tháng 8-1921, Kemal dàn quân tại thung lũng sông Sakaria đối chọi với người Hy Lạp. Khi quân Hy Lạp kéo đến, quân của Kemal có cả người già, thiếu niên và phụ nữ đồng loạt tấn công vào đối phương. Quân Hy Lạp bị tấn công dồn dập phải tháo chạy khỏi mặt trận. Năm 1922, Kemal đuổi hết quân Hy Lạp và các thế lực ngoại bang ra khỏi biên giới. Sau đó, Kemal đưa quân về thủ đô Istabul, phế truất vua Thổ, xóa bỏ chế độ phong kiến của đế quốc Ottoman. Ngày 29-10-1923, Kemal tuyên bố về sự ra đời của nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ. Nhà nước này do Kemal làm Tổng thống. Sau khi lập quốc, Kemal ra lệnh bãi bỏ chế độ cha truyền con nối. Đồng thời, ông cho tiến hành hàng loạt cải cách về chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, giải phóng phụ nữ và tư tưởng... làm cho Thổ Nhĩ Kỳ ngày một hồi sinh. Năm 1935, Kemal được nhân dân Thổ Nhĩ Kỳ tôn vinh là “cha đẻ của người Thổ” - ông mất vào tháng 11-1938.
Giới nghiên cứu chính trị cho rằng, thắng lợi của cuộc cách mạng do Kemal lãnh đạo không chỉ xóa bỏ chế độ phong kiến Ottoman đã tồn tại hàng ngàn năm, mà còn làm rung chuyển toàn bộ hệ thống phong kiến đang tồn tại ở châu Âu. Từ cuộc cách mạng này, nhiều nước trên thế giới đã có những bài học kinh nghiệm sâu sắc trong việc đấu tranh giải phóng dân tộc, chống ngoại xâm và loại bỏ các tàn dư của chế độ cũ đã mục nát, phản động để xây dựng một chế độ khác thay thế.
T.Phong
(Trích nguồn 102 sự kiện nổi tiếng thế giới)
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065