BP - Thế kỷ XVII, nước Anh vẫn trong tình trạng sản xuất kinh tế giản đơn, quy mô nhỏ. Năm 1764, James Hagreaves (một người thợ mộc) đã sáng chế chiếc máy kéo sợi với 8 cọc suốt quay cùng lúc. Nhờ chiếc máy này, năng suất kéo sợi đã tăng lên 8 lần. Năm 1769, Richard Arkright đã cải tiến việc kéo sợi bằng tay sang sức kéo của ngựa giúp năng suất lao động được nâng lên. Tiếp đó, Arkright cải tiến máy kéo sợi này chạy bằng hơi nước và được phổ biến rộng trên khắp nước Anh.
Năm 1779, một công nhân dệt người Anh là Cromton đã cải tiến máy với kỹ thuật cao hơn, kéo được sợi nhỏ, chắc, vải dệt đẹp và bền với tên gọi máy Mule. Tiếp đó, người Anh cải tiến máy Mule thành chiếc máy kéo sợi tự động với 2.000 cọc chạy cùng lúc. Việc cải tiến máy kéo sợi liên tục đã buộc ngành dệt phải có những cải cách, nhất là trong khâu phát kiến ra máy móc thay thế sức lao động của con người. Năm 1784, James Watt (Đại học Glasgow) đã phát minh ra máy hơi nước, đây là mốc mở đầu cho quá trình cơ giới hóa. Nhờ có động cơ hơi nước nên năm 1785, mục sư Edmund Cartwright đã phát minh ra máy dệt vải chạy bằng hơi nước. Năm 1791, Cartwright xây dựng một nhà máy dệt đầu tiên của nước Anh và ngành dệt của Anh đã có bước nhảy vọt từ phương thức thủ công sang sản xuất đại công nghiệp. Việc chế tạo thành công các máy dệt, động cơ hơi nước đã thúc đẩy các ngành luyện kim, chế tạo động lực, cơ khí và giao thông - vận tải phát triển theo. Năm 1802, chiếc tàu thủy đầu tiên sử dụng động cơ hơi nước đã chạy thử thành công. Đến năm 1819, người Anh hoàn thành chuyến vượt biển qua Đại Tây Dương bằng tàu thủy chạy hơi nước, mở ra ngành vận tải đường thủy.
Năm 1814, chiếc đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước đầu tiên được chế tạo. 9 năm sau, nước Anh thử nghiệm chạy thành công xe lửa 5 toa chở 450 khách cùng hàng chục tấn hàng hóa. Thành công này đã làm bùng nổ hệ thống đường sắt ở châu Âu và châu Mỹ. Năm 1825, người Anh chế tạo ra máy bào, máy tiện; năm 1839, chế tạo máy búa; năm 1848, chế tạo ra máy phay... Thông qua cuộc cách mạng này loài người đã có bước nhảy vọt từ lối sản xuất giản đơn, thủ công sang sản xuất công nghiệp hiện đại, quy mô lớn.
Lịch sử gọi đây là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất. Chính nhờ có cuộc cách mạng công nghiệp này mà nhiều khu công nghiệp xuất hiện, nông dân đến các thành thị làm công nhân ngày càng nhiều dẫn tới quá trình đô thị hóa ở các nước châu Âu với tốc độ nhanh... Ngoài ra, cuộc cách mạng này đã làm xuất hiện một giai cấp mới, đó là giai cấp vô sản ngày một lớn mạnh về số lượng lẫn chất lượng.
T.Phong
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065