Báo Thanh niên điện tử ngày 15-9-2017 cho biết, một học sinh lớp 10 ở Trường THPT Nguyễn Khuyến, TP. Hồ Chí Minh nhảy lầu tự tử ngay tại trường học đã khiến dư luận dậy sóng. Theo đó, điểm trung bình cả năm của học sinh này là 8,9, còn một chút nữa là đạt danh hiệu học sinh xuất sắc (9 điểm). Học sinh này đã thất vọng về bản thân, hay nói đúng hơn là sợ cha mẹ thất vọng về mình đến mức phải chọn cái chết.
Vùi đầu vào học không phải là cách tốt để đạt kết quả cao. Trong ảnh, học sinh Trường THCS Tân Phú (Đồng Xoài) vui chơi sinh hoạt hè - B.L
VOV điện tử ngày 10-4-2018 đưa tin: Trưa 10-4, nhiều sinh viên và người dân hoảng hốt khi thấy một nam sinh viên mặc đồng phục mở cửa sổ dãy nhà C của Trường cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng (quận 1, TP. Hồ Chí Minh) và đứng vắt vẻo tại đó. Nhiều người đứng bên dưới khuyên can nam sinh viên bình tĩnh lại và gọi điện báo công an địa phương. Nam sinh viên có dấu hiệu tinh thần bấn loạn, nhiều lần chồm người ra ngoài để nhảy khiến người chứng kiến thót tim. Sau ít phút, bất ngờ nam sinh viên nhảy xuống và rơi trúng mái hiên bằng tôn, vướng lại ở cửa sổ lầu 2. Nhiều sinh viên đứng bên trong cửa sổ đã nắm chặt chân nam sinh viên này lại để nạn nhân từ bỏ ý định nhảy xuống đất. Ngay sau đó, một chiến sĩ Công an phường Bến Nghé và người dân bắc thang lên tiếp cận và đưa nam sinh viên này xuống đất an toàn. Nam sinh cho biết, do nhận được kết quả thi không tốt nên nghĩ quẩn. Công an phường Bến Nghé đã trấn an, đưa nam sinh vào bệnh viện cấp cứu và báo cho gia đình.
Những năm gần đây, có nhiều vụ học sinh tự tử vì trầm cảm do kết quả học tập. Và chuyện buồn như thế này không hiếm, khi mà trầm cảm trở thành một căn bệnh của thời đại. Và sau cái chết đau lòng của những đứa trẻ, người ta lại mổ xẻ nguyên nhân, đưa ra các phân tích bằng những lời thông thái, nhưng rồi khi chuyện qua đi thì lại tiếp tục có những đứa trẻ khác u uất vì kết quả học hành, có em không vượt qua nên đã chọn cái chết để giải thoát. Bởi chúng “không có quyền được học dốt, không có quyền bị điểm thấp”!?
Có một điều được rất nhiều người trong xã hội đồng thuận rằng, “con cái là tài sản lớn nhất của cha mẹ”, là “của để dành” của mỗi gia đình. Và đã là của cải thì ai cũng mong muốn mỗi ngày một nhiều hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu hưởng thụ, khoe khoang của người sở hữu. Và với kiểu tư duy này, những đứa con, những món “của để dành” luôn phải đáp ứng nhu cầu khoe khoang không giới hạn của người sở hữu - tức là những người làm cha, làm mẹ. Và trong thời đại ngày nay, với sự giúp sức đắc lực của công nghệ thông tin, nhu cầu khoe của trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Chính vì thế, sức ép đối với những đứa trẻ cũng lớn hơn và căn bệnh trầm cảm của con trẻ vẫn còn tồn tại.
Đã là cha mẹ thì bất cứ ai cũng mong muốn con mình hạnh phúc, học giỏi, nhưng xin các bậc phụ huynh đừng quá gây áp lực với con em mình. Mỗi phụ huynh hãy là người bạn tin cậy để con em có thể sẻ chia mọi vui buồn trong cuộc sống...
N.M
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065