Khác với phóng viên, cộng tác viên phần lớn là những người “tay ngang”, chưa qua đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí, nhưng vì một cơ duyên nào đó đã đưa họ đến với nghề báo. Qua ngòi bút của mình, các lĩnh vực đời sống đã kịp thời được phản ánh trên tờ báo.
Họp mặt cộng tác viên Báo Bình Phước năm 2012 - Ảnh: S.H
Sở dĩ có được điều đó, bởi hơn ai hết cộng tác viên là người trực tiếp ở cơ sở, nắm bắt nhanh nhạy những vấn đề xảy ra ở địa phương. Tuy không qua trường lớp đào tạo bài bản, không phải là cây bút chuyên nghiệp nhưng nội dung bài viết vẫn được người đọc đón nhận, bởi họ viết rất chân chất, mộc mạc, có sao nói vậy. Do đó, dù câu từ không được mượt mà, nhưng lại dễ đi vào lòng người, bởi nội dung họ viết chính là tiếng lòng của người dân.
Đại đa số Cộng tác viên đang làm một nghề nào đó, nên thời gian không được rộng rãi, nhiều khi có người báo tin, nhưng vì bận công việc, nên đành từ chối khéo mà trong lòng đầy áy náy, nếu là phóng viên thì mọi chuyện rất đơn giản. Nhưng cái sướng của cộng tác viên là tự do, thích thì viết, không thích thì thôi, không phải chịu áp lực từ tòa soạn.
Khi cầm bút viết bài, cộng tác viên gặp nhiều khó khăn vì vốn ngôn từ, câu chữ không giàu như phóng viên, có bài viết theo mạch cảm xúc ngổn ngang, nên bài viết lủng củng, thiếu lô gíc. Đến khi tòa soạn chỉnh sửa, mới thấy chí lý và rồi mỗi khi ấn phẩm của mình được đăng, đối chiếu lại với bản thảo, rút ra được nhiều kinh nghiệm quý giá trong cách đặt tít bài, dùng câu từ, thấy tư duy sáng thêm. Việc tích lũy, phát huy khả năng viết thông qua đối chiếu bài gửi và bài đăng chính là trường lớp đào tạo, bồi dưỡng đặc thù của cộng tác viên. Vì vậy, nếu như chịu khó so sánh, rút kinh nghiệm thì thấy mình trưởng thành hẳn lên sau mỗi bài viết. Khả năng tư duy, lập luận được bồi đắp, giúp cho cộng tác viên không chỉ viết tốt, mà còn trực tiếp nâng cao chuyên môn nghiệp vụ của mình.
Động lực để cộng tác viên viết bài là gì? Đó là do đem lại niềm vui khi truyền tải được nội dung mà các cô, chú, bác nhờ viết đưa tin, phản ánh. Hoặc khi viết về mô hình hay, tấm gương người tốt việc tốt sẽ góp phần cổ vũ, phát triển phong trào. Còn nhuận bút cũng quan trọng, là sự động viên khích lệ nhưng đó không phải là mục đích chính. Nếu đặt điều đó làm mục đích, thì sẽ sớm “ngã ngựa”, bỏ nửa chừng vì mệt mỏi. Thực tế, rất ít cộng tác viên sống được bằng nhuận bút, nhưng họ vẫn viết, dù có khi gửi 10 bài, chỉ được đăng 1, 2 bài. Bởi họ viết vì đam mê, viết để được trải lòng, viết để giảm stress.
Cộng tác viên không phải là nhà báo, tuy không chuyên, nhưng vì đam mê, yêu thích được là một trong những nhịp cầu truyền tải thông tin, phản ánh cuộc sống mà gắn bó. Họ cũng có những tin bài đắt không thua gì phóng viên chuyên nghiệp, vì hơn ai hết họ ở trong lòng quần chúng. Do đó, ngòi bút của cộng tác viên có mặt ở trên mọi ngả đường là thế.
Nhật Hạ
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065