Theo quy định, mỗi cán bộ, công nhân viên chức trên địa bàn tỉnh đóng góp tối thiểu 1 ngày lương/năm, mỗi hộ dân đóng góp tối thiểu 2.000 đồng/năm để hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Tuy nhiên, chỉ 2 năm đầu thành lập (2010-2011) quỹ hoạt động hiệu quả, nguồn vận động thu về khá nên đã có nhiều em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn trong tỉnh được tiếp bước đến trường.
Năm học 2014-2015, quỹ chỉ thu được 1,34 tỷ đồng, giảm đáng kể so với trước và đến năm học 2015-2016 cũng chỉ nhỉnh hơn một chút, được 1,48 tỷ đồng. Đáng nói là chỉ có 4/161 sở, ban, ngành cấp tỉnh ủng hộ quỹ, gồm: Hội Liên hiệp phụ nữ, Báo Bình Phước, Ban Dân vận Tỉnh ủy và UBMTTQ tỉnh. Ở cấp huyện, thị, chỉ có 4 đơn vị (Đồng Xoài, Bình Long, Chơn Thành, Lộc Ninh) vận động và nộp về tỉnh. Các đơn vị còn lại chỉ nộp mang tính tượng trưng, đơn vị thấp nhất chưa đến 8% và cao nhất chỉ 28% chỉ tiêu được giao.
Ai cũng biết từ trước tới nay, nguồn kinh phí để bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em chủ yếu từ nguồn xã hội hóa vì ngân sách nhà nước chi cho mục tiêu này rất hạn chế. Do đó, chỉ một đối tượng trẻ em nhưng có rất nhiều sở, ngành, cơ quan, đoàn thể cùng tham gia như các ngành, lực lượng: Y tế, giáo dục, lao động - thương binh và xã hội, tài chính, công an, biên phòng...; các đoàn thể: Phụ nữ, thanh niên, nông dân, cựu chiến binh, người cao tuổi, chữ thập đỏ, MTTQ, hội khuyến học và ban dân vận. Đó là chưa kể các doanh nghiệp kinh tế lớn trên địa bàn tỉnh cũng thường được cơ cấu vào các ban chỉ đạo, ban vận động hỗ trợ trẻ em. Việc cơ cấu nhiều sở, ban, ngành, tổ chức, đoàn thể là nhằm huy động ở mức cao nhất các lực lượng xã hội cùng tham gia vào việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Tuy nhiên, do các ban chỉ đạo, các quỹ chỉ là vận động tinh thần tự nguyện, tự giác mà không có chế tài xử lý những cơ quan, đơn vị không tham gia hoặc tham gia với thái độ hời hợt; cũng không có cơ chế khen thưởng, biểu dương những đơn vị làm tốt nên dẫn đến kết quả như đã nêu.
Thời điểm này, Bình Phước có 294.457 trẻ em dưới 16 tuổi, chiếm 31,4% số dân toàn tỉnh, trong đó trẻ dưới 6 tuổi có 109.089 em, chiếm 11,6%. Với đặc thù của một tỉnh biên giới, có nhiều vùng căn cứ kháng chiến, tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số và tỷ lệ hộ nghèo còn cao thì số trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt khó khăn cần được hỗ trợ, giúp đỡ sẽ chiếm tỷ lệ rất cao. Điều đó cho thấy, chúng ta cần phải có một nguồn lực không nhỏ hằng năm để bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em và nguồn lực ấy chủ yếu từ vận động.
Từ kết quả hoạt động Quỹ “Tiếp bước cho em đến trường” năm 2015 cùng những khó khăn, bất cập mà Ban chỉ đạo đã nhìn thấy tại cuộc họp tổng kết vừa qua cho thấy, cùng với việc “cơ cấu” nhiều thành phần vào ban vận động thì cũng cần có biện pháp tích cực, mang tính chế tài để mỗi thành viên đều phải có trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ mà mình đã ký kết.
Thảo Linh
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065