Bình Định, nơi tinh thần thượng võ đã thấm sâu vào mỗi người dân nơi đây đã trở thành một bản sắc riêng của vùng đất này; Nơi nuôi dưỡng và phát triển tài năng của nhiều nhà văn hóa, nhà thơ lớn của dân tộc như Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Yến Lan… Trên vùng đất giàu truyền thống văn hiến, Bình Định hôm nay tỏa sáng những giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống với nhiều lễ hội văn hóa dân gian đặc sắc, những di sản văn hóa nghệ thuật, quần thể di sản Chăm được bảo tồn, lưu giữ qua nhiều thế hệ người Bình Định… tất cả đã hòa quyện tạo lên sức lôi cuốn cho mảnh đất đậm tình đất tình người.
Dưới đây là một số tháp Chăm trong số (8 cụm, 14 tháp cổ) của quần thể di tích tháp Chăm tỉnh Bình Định.
Tháp Bạc xây dựng vào cuối thế kỷ XI, tại xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, trên đỉnh đồi giữa nhánh sông Kôn và Tân An và cầu Gành, cách thành phố Quy Nhơn 20 km. Di tích gồm 4 tháp, mỗi tháp là một kiến trúc riêng biệt có sắc thái khác nhau. Tháp có giá trị cao về nghệ thuật kiến trúc, được Bộ Văn hóa - Thông tin (BVHTT) xếp hạng di tích Kiến trúc Nghệ thuật vào năm 1982.
Xây dựng trên một gò đất cao xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, cách TP. Quy Nhơn 22 km. Tháp Tháp Bình Lâm có hình vuông mỗi cạnh 10 m, cao 3 tầng với trang trí hoa văn tinh tế, kiến trúc hài hòa, tháp được (BVHTT) xếp hạng là di tích Kiến trúc Nghệ thuật vào năm 1993.
Nằm trong quần thể di tích thành Đồ Bàn xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn. Tháp Cánh Tiên được xây dựng vào thế kỷ XII, với 4 tầng mỗi tầng có 4 tháp, mỗi góc đều trang trí tháp thu nhỏ, tạo dáng lá Lật nhỏ dần về phía trên, từ vai tháp trở lên, 4 phía đều giống như cánh tiên bay lên nên được gọi là tháp Cánh Tiên.
Tháp Đôi xây dựng vào cuối thế kỷ XII, nằm ở phường Đống Đa, TP Quy Nhơn, công trình kiến trúc này được đánh giá là “Độc nhất vô nhị” của nghệ thuật kiến trúc Chămpa, tháp xây dựng theo theo cấu trúc khối thân vuông, phần đỉnh hình tháp mặt cong, các góc tháp trang trí các tượng chim Garuda. Kiến trúc tháp chịu ảnh hưởng của nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ giáo, tháp được (BVHTT) xếp hạng di tích Kiến trúc Nghệ thuật năm 1980.
Tháp Dương Long xây dựng vào cuối thế kỷ XII, ở xã Tây Bình, huyện Tây Sơn, cách thành phố Quy Nhơn khoảng 50 km, là một quần thể gồm 3 tháp (tháp giữa cao 42 m, hai tháp bên cao 38 m). Với nghệ thuật trang trí hết sức tinh tế, mềm mại, họa tiết trang trí là những linh vật sống động, gây cảm giác huyền ảo kỳ bí, đây là một trong những tháp đẹp nhất miền Trung, tháp được (BVHTT) xếp hạng di tích Kiến trúc Nghệ thuật năm 1980.
Tháp Vàng thuộc xã Nhơn Thành, huyện An Nhơn, cách thành phố Quy Nhơn 35 km về phía Bắc, Tháp mang vẻ đẹp đượm buồn, đứng từ chân tháp có thể nhìn khắp bốn hướng ngắm cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ, tháp được BVHTT xếp hạng di tích Kiến trúc Nghệ thuật năm 1995.
Tháp Thủ Thiện được xây dựng bên bờ Nam sông Kôn, thuộc xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn, cách thành phố Quy Nhơn 35 km hướng Tây Bắc, tháp có quy mô nhỏ kiểu dáng trang trí thanh thoát, kỳ bí, di tích này được BVHTT xếp hạng là di tích Kiến trúc Nghệ thuật vào năm 1995.
Nguồn ĐCSVN
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065