Khi còn là một đứa trẻ vào những năm 1960, Mark Doran (người Anh) đã bị những cỗ máy hơi nước mê hoặc. Gần 60 năm sau, đam mê đó đã thu hút Doran và nhóm của ông đến Triều Tiên, tham gia vào hành trình dài 36 giờ từ thủ đô Bình Nhưỡng đến Rason, vùng đất phía đông bắc gần biên giới Nga và Trung Quốc. Trong ảnh là ga xe lửa Bình Nhưỡng, điểm bắt đầu của chuyến đi vào tháng 9/2018.
Bên trong sân ga xe lửa Bình Nhưỡng. Người Mỹ và Hàn Quốc bị cấm du lịch đến Triều Tiên trừ những trường hợp đặc biệt. Vài nghìn du khách đến với đất nước bí ẩn này mỗi năm đa phần là người châu Âu, Nhật Bản, Australia, Canada và Nga. Doran đánh giá phương tiện đường sắt của Hàn Quốc và Triều Tiên là “đối lập nhau”.
Hành khách ngồi trên giường tầng của toa xe lửa. “Đó là hành trình dài 36 giờ, nghe có vẻ đáng sợ nhưng thời gian trôi qua rất nhanh vì có quá nhiều thứ ngoài cửa sổ để nhìn ngắm”, Briton Ruth Clark, nữ du khách trong đoàn, nói.
Tàu đi qua những vùng nông thôn nghèo, có hoa cánh bướm mọc bên đường. Việc sống ở thủ đô Bình Nhưỡng là mơ ước của rất nhiều người dân Triều Tiên. Chỉ những người có lý lịch "đáng tin cậy" như nhà khoa học, quan chức, người giàu... mới được sinh sống ở đó.
Cư dân địa phương ở vùng Hamhung đợi tàu chạy qua trước khi họ tiếp tục hành trình của mình. Nhóm du khách thuật lại: “Phương tiện giao thông chủ yếu là xe đạp, thỉnh thoảng có xe bò kéo trên những con đường bụi bặm. Cuộc sống giống như một trăm năm về trước”.
Một đoạn đường khác trên chuyến đi đến Ranson, xuyên qua vùng đồng quê hẻo lánh của Triều Tiên. Tốc độ của đoàn tàu rất chậm. Bon Bonner, chủ hãng du lịch tại Triều Tiên chuyên phục vụ các khách nước ngoài, nói đùa: “Đây không phải là chuyến tàu nhanh nhất. Nếu bạn bị ngã, bạn có thể đứng lên đuổi theo và nhảy lại toa tàu rất nhanh chóng”.
Đoàn tàu chạy qua những cánh đồng lúa đang chín vàng. Các hành khách kể lại, họ nhìn thấy các công nhân Triều Tiên và đã vẫy tay chào. “Nhiều người, đặc biệt là trẻ em, vẫy tay lại với hành khách. Chúng tôi có thể là những người nước ngoài đầu tiên họ từng thấy”, ông Doran nói.
Một hành khách trên chuyến tàu. Clark kể lại, nhóm khách 12 người khi đó phải ngồi trong một toa tàu riêng có lính gác thay vì ngồi xen kẽ với người dân địa phương. Trong toa tàu lúc ấy còn có một số nhà ngoại giao Hàn Quốc, những người cũng thuộc diện cách ly.
Tuyến đường sắt Triều Tiên vẫn sử dụng các toa tàu cũ của Liên Xô từ giữa thế kỷ 20. Mạng lưới đường sắt ở quốc gia này có hơn 6.000 km khổ tiêu chuẩn (1.435 mm) và 400 km khổ hẹp (762 mm).
Nhà ga xe lửa Chongjin trong sương mù, một điểm dừng trên tuyến đường sắt từ Bình Nhưỡng đến Rason. Rason là đặc khu kinh tế của Triều Tiên với cái tên được tạo thành từ việc ghép những chữ cái đầu của hai thành phố Rajin và Sonbong, nơi gần với tỉnh Cát Lâm của Trung Quốc và quận Khasansky của Nga.
Một điểm ngắm cảnh trên đảo Pipha, Ranson nhìn ra biển. Rason là vùng duy nhất của Triều Tiên mở cửa cho người nước ngoài với những chính sách nới lỏng nhất định, như du khách có thể tự do đi dạo thay vì luôn có ít nhất một người đi cùng để trông coi như các khu vực còn lại. Có một sòng bạc phục vụ khách Trung Quốc ở Rason nhưng người Triều Tiên không được tiếp cận vì đánh bạc là bất hợp pháp ở quốc gia này.
Người dân theo dõi một đoạn video phát trên màn hình lớn tại quảng trường trung tâm Rason vào lúc hoàng hôn. Theo trang Yonhap của Hàn Quốc, Tổng thống Moon Jae-in từng hy vọng sẽ mở hai tuyến đường sắt đến Triều Tiên vào cuối năm 2018. “Điều đó có thể chỉ mang tính biểu tượng khi các lệnh trừng phạt vẫn tồn tại. Có lẽ trong một tương lai tươi sáng, công dân hai miền Triều Tiên có thể ngồi chung trên một chuyến tàu”, Soo Youn, phóng viên của National Geographicthực hiện bài viết về hành trình này, nhận xét.
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065