Cũng thật lạ, viết báo cáo thành tích của bản thân đề nghị khen thưởng mà họ còn sao chép của nhau thì trong công việc hằng ngày ở cơ quan, họ có làm một cách tự giác hay cũng sao chép, copy trên mạng? Hay bản thân họ không có thành tích gì để viết báo cáo nhưng do đơn vị đề nghị thì viết cho có! Điều đó cho thấy, công tác thi đua - khen thưởng trong một số trường học đang mang tính hình thức, không thực chất. Với tình trạng này, dường như chúng ta đang sống trong thời kỳ “Khen đại trà, thưởng tràn lan, lạm phát... danh hiệu” - như tít một bài viết trên Báo Quân đội nhân dân online ngày 20-5-2018. Bài viết cung cấp thông tin: Một trường THCS thuộc diện “thường thường bậc trung” ở một thành phố lớn với gần 1.600 học sinh, cuối năm học sinh giỏi ngót nghét 1.000 em, chiếm 62%; học sinh tiên tiến chiếm 34%, học sinh trung bình chỉ có 4%. Nhiều người thắc mắc không biết cuối năm, hiệu trưởng trường này làm thế nào để có thể ký hơn 1.500 giấy khen tặng học sinh giỏi và học sinh tiên tiến!
Thường cuối năm là mùa tổng kết. Bên cạnh việc đánh giá kết quả công việc qua một năm là việc tổ chức khen thưởng cho các tập thể, cá nhân. Mục đích của khen thưởng là để khuyến khích, tôn vinh các gương điển hình tiên tiến, các nhân tố mới để cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp học tập. Thế nhưng không khó để nhận ra mặt trái của việc khen thưởng khi nhiều cơ quan, đơn vị tổ chức khen tràn lan, theo kiểu phân bổ chỉ tiêu, không căn cứ trên những tiêu chí, tiêu chuẩn theo quy định. Kèm theo đó là những buổi lễ mừng công, lễ kỷ niệm, phát thưởng rình rang, tốn kém. Không chỉ lãng phí, cách khen thưởng thiếu thực chất lâu dần trở thành thói quen khoa trương. Ngay cả những doanh nghiệp dính dáng đến các đại án thất thoát hàng ngàn tỷ đồng thì trước đó cũng có báo cáo thành tích “kêu như chuông”, hằng năm tổng kết, khen thưởng tưng bừng. Cách đây không lâu, báo chí đưa tin Công ty TNHH Vinaca (Hà Nội) sản xuất thuốc chữa ung thư từ than tre cũng từng được vinh danh top 10 thương hiệu hàng đầu Việt Nam năm 2017. Nhiều địa phương kinh tế chưa phát triển, đời sống người dân còn khó khăn, ngân sách Trung ương phải trợ cấp nuôi bộ máy nhưng thành tích trong các báo cáo gửi cấp trên rất đẹp, rất kêu.
Tại Bình Phước, những năm qua, tỉnh định kỳ tổ chức vinh danh những học sinh, sinh viên có thành tích xuất sắc vào đầu năm học rất trang trọng, ý nghĩa. Không chỉ bản thân người có thành tích xuất sắc trong học tập được vinh danh mà cha mẹ cũng được vinh danh. Vừa qua, em Nguyễn Văn Thành Lợi, học sinh Trường THPT chuyên Quang Trung (Đồng Xoài) xuất sắc giành huy chương vàng châu Á môn Vật lý đã được tỉnh tổ chức vinh danh rất trang trọng, tạo hiệu ứng lan tỏa về những nỗ lực vượt bậc của Thành Lợi trong học tập, nghiên cứu. Dịp kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh, tỉnh cũng đã tổ chức vinh danh 20 công dân ưu tú trên mọi lĩnh vực. Việc khen thưởng kịp thời, trang trọng những cá nhân, tập thể điển hình đã và đang tạo nên phong trào thi đua, làm bật dậy những nhân tài của đất nước trong thời kỳ mới. Những hạn chế trong công tác khen thưởng như 35 trường hợp nêu trong bài cần phải được rút kinh nghiệm sâu sắc, để việc khen thưởng thực sự trở thành động lực thi đua, phát triển.
Nguyên Thủy
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065