Cả nước hiện có hơn 3 triệu người là nạn nhân của chất độc da cam/dioxin. Hàng trăm ngàn nạn nhân đã chết và hàng trăm ngàn trẻ em bị dị dạng, dị tật bẩm sinh bởi chất độc da cam/dioxin.
Trong đó, thế hệ thứ hai có khoảng 200.000 người, thế hệ thứ 3 là 80.000 người, nhiều địa phương có thế hệ thứ 4 bị phơi nhiễm. Theo số liệu thống kê, tỉnh Bình Phước hiện có hơn 1.000 nạn nhân nhiễm chất độc da cam/dioxin, trong đó nạn nhân trực tiếp 597 người, nạn nhân gián tiếp 409 người... Những con số trên cho thấy hậu quả của chất độc da cam để lại là khôn lường, đe dọa sự phát triển bền vững về nguồn nhân lực quốc gia. Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua nhưng hậu quả của chất độc da cam/dioxin không hề vơi, khi hàng triệu người Việt Nam và các thế hệ sau vẫn đang phải gánh chịu.
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách, biện pháp tích cực để khắc phục hậu quả của cuộc chiến tranh hóa học. Cùng với đó là nhiều tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, với trách nhiệm lương tâm, tình người đã nhiệt tình giúp đỡ các nạn nhân và gia đình của nạn nhân cả về vật chất, tinh thần; tích cực ủng hộ cuộc đấu tranh đòi công lý của các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam. Trên khắp nước ta đã và đang diễn ra nhiều hoạt động vì nạn nhân chất độc da cam/dioxin. Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam cho biết, chuỗi hoạt động kỷ niệm 55 năm Ngày thảm họa da cam/dioxin có các sự kiện: Đại hội thi đua “Vì nạn nhân chất độc da cam” toàn quốc lần thứ III; Hội thảo khoa học quốc tế chủ đề “Đánh giá tác hại của chất độc da cam/dioxin do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam”; Mít tinh kỷ niệm 55 năm Ngày thảm họa da cam ở Việt Nam, cùng với nhiều hoạt động phối hợp khác.
Chính sách, chế độ đối với nạn nhân chất độc da cam/dioxin trong những năm qua thể hiện sự quan tâm, chăm lo của Nhà nước đối với những người đã cống hiến sức lực, trí tuệ, tuổi thanh xuân cho đất nước. Tuy nhiên, xét tính hiệu quả của những chính sách này vẫn còn nhiều hạn chế, chưa có chiều sâu. Những người được hưởng chính sách chủ yếu đã trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ, trong vùng bị rải chất độc hóa học chứ chưa phải là toàn bộ nạn nhân chất độc da cam. Vì đa số họ chưa được giám định sức khỏe. Tại các cuộc hội thảo, hội nghị khoa học, nhiều đại biểu cho rằng, cần khẩn trương hoàn thiện chính sách đối với những người bị nhiễm chất độc hóa học nói chung. Tiếp tục nghiên cứu, ban hành bổ sung danh mục các loại bệnh có liên quan đến chất độc hóa học, tránh tình trạng người bị bệnh do phơi nhiễm nhưng không được xem xét giải quyết chính sách. Việc khám, giám định để xác định bệnh tật, dị tật, dị dạng liên quan đến chất độc da cam/dioxin cần phải được đầu tư, bổ sung các trang thiết bị hiện đại, từ đó xác định chính xác người bị nhiễm chất độc hóa học, bảo đảm công bằng cho các đối tượng.
Với mỗi người chúng ta, hãy thực hiện ngay chương trình nhắn tin “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam” (cú pháp DACAM gửi 1409) đã được Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam triển khai theo nhiều đợt, nhằm kêu gọi cộng đồng trong và ngoài nước chung tay góp sức, chia sẻ với những khó khăn về vật chất mà hàng triệu nạn nhân da cam/dioxin Việt Nam đang phải gánh chịu.
Hà Thanh
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065