* Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa:
Quần đảo Hoàng Sa (tên quốc tế Paracels) là một nhóm khoảng 30 đảo, bãi san hô và mỏm đá ngầm ở Biển Đông. Tọa độ địa lý: từ 15045’ đến 17015’ Bắc, 111000’ đến 113000’ Đông, Chu vi bờ biển khoảng 518km. Khoảng cách từ đảo Tri Tôn thuộc Hoàng Sa tới đảo Lý Sơn (Cù lao Ré) dưới 121 hải lý. Đơn vị hành chính: thuộc thành phố Đà Nẵng, Việt Nam.
Đảo Trường Sa Lớn (thuộc quần đảo Trường Sa)
Quần đảo Trường Sa (tên quốc tế Spratly) gồm khoảng 148 đảo nhỏ, đảo san hô và đảo chìm rải rác trên một diện tích gần 410.000km2 ở Biển Đông. Tọa độ: 8038’ Bắc 111055’ Đông. Diện tích (đất liền): nhỏ hơn 5km2. Đường bờ biển: 926km. Đơn vị hành chính: thuộc huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam. Địa chất và địa hình đáy biển quần đảo Trường Sa là sự tiếp nối tự nhiên của lục địa Việt Nam ra ngoài biển. Bãi Tư Chính và đảo Trường Sa cách đất liền Việt Nam từ 150 đến 200 hải lý, nằm trong thêm lục địa của Việt Nam.
Việt Nam đã có chủ quyền từ rất lâu đời đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, hoàn toàn phù hợp với tập quán cũng như luật pháp quốc tế về việc xác lập và khẳng định chủ quyền lãnh thổ. Hơn nữa, những bằng chứng còn được lưu giữ trong sử sách của Việt Nam cũng như của Trung Quốc thời phong kiến và của một số nước ở châu Âu, như: Pháp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha… đều thừa nhận Việt Nam có quyền chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
* Bằng chứng lịch sử
Theo những tài liệu lịch sự hiện có và theo cuốn “Đại Việt sử ký toàn thư” thì chính quyền phong kiến Việt Nam quan tâm chỉ đạo vấn đề chủ quyền biển đảo từ khoảng thế kỷ thứ 10 sau khi giành lại quyền độc lập tự chủ với chiến thắng Bạch Đằng lần thứ nhất năm 938.
Những tư liệu còn lại đến nay và chính sử rất đầy đủ để khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa va Trường Sa. Một là các bản đồ Việt Nam thế kỷ XVII đã gọi hai quần đảo là Bãi Cát Vàng và ghi vào địa hạt Bình Sơn, phủ Quãng Ngãi. Hai là nhiều tài liệu cổ của Việt Nam như Toàn Tập Thiên Nam Tứ chí Lộ Đồ Thư (thế kỷ XVII), Phủ Biên Tạp Lục (1776), Đại Nam Thực Lục Tiền Biên (1844-1848), Đại Nam Nhất Thống Chí (1865-1875), các Châu bản nhà Nguyễn (1802-1945)… đều nói về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa như là Bãi Cát Vàng vạn dặm trên Biển Đông và việc Nhà nước cử đội Hoàng Sa ra khai thác các quần đảo này. Ba là nhiều sách cổ, bản đồ cổ của nước ngoài cũng thể hiện các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Đỉnh cao nhất của việc tuyên bố và xác lập chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là năm 1816 khi vua Gia long sai quân lính ra quần đảo Hoàng Sa cắm cờ Việt Nam và tuyên bố chủ quyền. Cũng cần nói thêm là trong một thời gian khá dài, người Việt Nam luôn coi quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là một dải đảo dài hàng vạn dặm trên Biển Đông, nên gọi là Vạn Lý Trường Sa, hay Đại Trường Sa. Trên thực tế, các chúa Nguyễn đều liên tục cử người ra cai quản, khai thác các đảo trên cả hai quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Nhà nước phong kiến Việt Nam đã tổ chức các đội Hoàng Sa, Bắc Hải để thực thi chủ quyền và khai thác hai quần đảo. Các thể lệ tuyển chọn người, chế độ khen thưởng, đãi ngộ đối với các đội đều được Nhà nước quy định rõ ràng. Các đội này được duy trì và hoạt động liên tục từ thời chúa Nguyễn (1558-1783) đến nhà Tây Sơn (1786-1802).
Đảo Chìm Đá Đông thuộc quần đảo Trường Sa vững vàng trước sóng gió khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại biển Đông (Theo Nld.com)
Triều Nguyễn rất quan tâm củng cố chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa. Theo Đại Nam Thực Lục Chính Biên, vua Minh Mạng liên tiếp có chỉ thị về Hoàng Sa, đã cử các tướng Phạm Quang Anh (1815), Trương Phúc Sĩ, Phạm Văn Nguyên, Phạm Hữu Nhật (các năm 1834, 1835, 1836) ra Hoàng Sa khảo sát, đo đạt các đảo, vẽ bản đồ, xây miếu, dựng bia. Không chỉ chăm lo khai thác hai quần đảo, nhà vua Việt Nam còn lo bảo đảm an toàn cho tàu thuyền Việt Nam và các nước qua lại vùng biển xung quanh hai quần đảo. Năm 1833, vua Minh Mạng đã chỉ thị cho Bộ Công rằng: “Trong hải phận Quảng Nghĩa, có một dải Hoàng Sa. Gần đây thuyền buôn thường bị nạn. Nay nên dự bị thuyền mành, đến sang năm phái người tới đó trồng nhiều cây cối. Ngày sau cây cối xanh tốt, người dễ nhận biết, có thể tránh được nạn mắc cạn”.
Từ năm 1884, Chính quyền Pháp ở Đông Dương đã tiếp tục thực hiện và củng cố chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo: tiến hành khảo sát khoa học, dựng bia chủ quyền, dựng đèn biển, lập trạm khí tượng, đài vô tuyến điện, đưa quân ra đồn trú, cử tàu De Lanessan ra nghiên cứu hải dương, địa chất, sinh vật… Từ năm 1930 đến 1932, các tàu chiến Inconstant, Alerte, La Melicieuse và De Lanessan của hải quân Pháp liên tiếp ra quần đảo Hoàng Sa. Các hoạt động này được công bố trong Công báo của Công hòa Pháp ngày 26-7-1933. Nghị định số 4702-CP ngày 21-12-1933 của Thống Đốc Nam Kỳ Krautheimer sát nhập các đảo Trường Sa, An Bang, Itu Aba, nhóm hai đảo (Song Tử Đông, Song Tử Tây), Loại Ta, Nhị Tú và các đảo phụ thuộc các đảo này vào tỉnh Bà Rịa. Pháp cũng tách quần đảo Hoàng Sa ra khỏi tỉnh Nam Nghĩa và đặt vào tỉnh Thừ Thiên và cho một đơn vị đóng quân ở đó. Sau khi trở lại Đông Dương, Pháp đã yêu cầu quân Trung Hoa Dân Quốc rút khỏi các đảo mà họ đã chiếm đóng trái phép năm 1946 và Pháp đã cho quân thay thế quân Trung Quốc, xây dựng lại trạm khí tượng, đài vô tuyến.
Từ những chứng cứ trên đã chứng minh chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Đào Trung
(Tổng hợp từ nhiều nguồn tư liệu lịch sử)
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065