Sau 10 năm thành lập, từ một huyện nông nghiệp, xuất phát điểm kinh tế - xã hội thấp, Chơn Thành đã vươn lên trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất của tỉnh. Làm thế nào để Chơn Thành tiếp tục thu hút đầu tư, thực hiện được các mục tiêu quy hoạch chiến lược của tỉnh và của chính phủ?
Chủ tịch UBND huyện Võ Sá cho biết: Khi mới thành lập (tháng 5-2003) huyện Chơn Thành với xuất phát điểm về kinh tế - xã hội thấp, cơ sở hạ tầng thiếu thốn, đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với sự quyết tâm, nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân trong huyện, nên 10 năm qua Chơn Thành đã phát triển mạnh về mọi mặt, đặc biệt là phát triển kinh tế.
QUYẾT TÂM THỰC HIỆN 2 CHƯƠNG TRÌNH ĐỘT PHÁ
Ông có thể cho biết cụ thể một số thành tựu nổi bật về kinh tế của huyện 10 năm qua?
Có nhiều thành tựu về kinh tế, nhưng nổi bật là 4 chỉ tiêu sau:
Thứ nhất, kinh tế của huyện tăng trưởng bình quân mỗi năm 24,5%.
Thứ hai, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ. Năm 2003 cơ cấu kinh tế nông nghiệp 60%, công nghiệp xây dựng 31%, thương mại - dịch vụ 9%; hiện nay công nghiệp - xây dựng 47,45%, thương mại - dịch vụ 30,11%, nông nghiệp 22,44%.
Một góc thị trấn Chơn Thành hôm nay
Thứ tư, thu ngân sách năm đầu mới thành lập huyện 6 tỷ đồng, năm 2012 thu 148,2 tỷ đồng. Từ đó, ngoài việc đảm bảo chi thường xuyên, huyện cũng đã chủ động hơn trong việc chi đầu tư phát triển, như xây dựng đường giao thông, trường học, trạm y tế, công sở, cảnh quan đô thị...
Chơn Thành được quy hoạch trở thành vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh, huyện sẽ làm gì để thực hiện mục tiêu đó, thưa ông?
Theo Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2010-2015 và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Chơn Thành trong vùng kinh tế trung tâm, trọng điểm của tỉnh Bình Phước và mới đây được quy hoạch là vệ tinh đô thị quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Với điều kiện thực tế của huyện và qua 10 năm xây dựng, phát triển, tôi cho rằng định hướng là phù hợp và có tầm nhìn chiến lược. Đây cũng là mục tiêu và mong muốn của nhân dân Chơn Thành. Huyện có vị trí địa lý thuận lợi, tốc độ đô thị hóa nhanh, hệ thống giao thông phát triển mạnh, có các trục giao thông quan trọng như quốc lộ 13, 14, đường Hồ Chí Minh và tương lai có tuyến đường sắt Chơn Thành - Lộc Ninh - Campuchia...
Tuy nhiên, phát huy thế mạnh để phát triển kinh tế không dễ. Do đó, ngoài việc tỉnh hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và ban hành chính sách thu hút đầu tư, huyện Chơn Thành cũng đã đề ra những kế hoạch, chương trình hành động cụ thể, như: Thực hiện 2 chương trình đột phá về “đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng” và “phát triển thương mại dịch vụ và dân cư đô thị”; xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI về “xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020”.
QUAN TÂM, HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP ĐỂ THU HÚT ĐẦU TƯ
Ông có thể nói cụ thể hơn về 2 chương trình đột phá và huyện sẽ làm thế nào để thu hút nhà đầu tư đến với các khu công nghiệp?
MỘT SỐ DỰ ÁN LỚN, TRỌNG ĐIỂM Ở CHƠN THÀNH
* Dự án khu công nghiệp và dân cư Becamex Bình Phước quy mô 4.117,92 ha đã được chủ đầu tư triển khai. Trong đó có 2.000 ha để phát triển công nghiệp, còn lại quy hoạch khu dân cư và thương mại - dịch vụ.
* Khu công nghiệp Minh Hưng III diện tích 291,52 ha. Hiện có Nhà máy chế biến gỗ MDF VRG Dongwha (liên doanh giữa Tập đoàn Dongwha của Hàn Quốc và Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam, vốn đầu tư 125 triệu USD) lớn nhất châu Á với quy mô sản xuất 1.000m3/ngày và 300.000m3/năm. Nhà máy đã hoạt động đạt 85% công suất thiết kế, doanh thu năm 2012 là 1.000 tỷ đồng, từ năm 2015 trở đi dự kiến trên 1.500 tỷ đồng.
* Khu công nghiệp Chơn Thành có 17 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó 10 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thu hút gần 3.000 lao động vào làm việc.
* Khu công nghiệp Minh Hưng - Hàn Quốc có diện tích 392,28 ha, 37 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó 33 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tập trung các ngành nghề như: chế biến nông, lâm sản; công nghiệp vật liệu xây dựng; công nghiệp dệt, may mặc, giày da; công nghiệp chế biến hàng tiêu dùng...
|
Trên cơ sở 2 chương trình đột phá của huyện và định hướng chiến lược của tỉnh, UBND huyện đã và đang tập trung triển khai cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, như: Đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới và nâng cao hiệu quả giải quyết công việc. Huy động mọi nguồn lực để đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, khuyến khích phát triển thương mại - dịch vụ đa dạng hình thức và quy mô. Tạo điều kiện thuận lợi nhất để thu hút nhà đầu tư cơ sở hạ tầng và doanh nghiệp đến các khu công nghiệp sản xuất - kinh doanh.
Chúng tôi luôn tích cực quan tâm, hỗ trợ nhà đầu tư tháo gỡ khó khăn vướng mắc về giải phóng mặt bằng, phối hợp với nhà đầu tư tiếp cận với nhân dân trong vùng dự án để giải quyết những vấn đề đặt ra trong quá trình triển khai, thực hiện dự án. Bên cạnh đó, huyện chú trọng phát triển nguồn nhân lực để đảm bảo yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nhu cầu lao động có trình độ tay nghề cho các khu công nghiệp.
Ông có thể cho biết định hướng phát triển kinh tế của huyện trong thời gian tới?
Với địa bàn thuận lợi, là cửa ngõ của Bình Phước, giáp ranh với tỉnh Bình Dương, để phát huy khai thác tốt tiềm năng lợi thế sẵn có, Chơn Thành phấn đấu đưa công nghiệp trở thành thế mạnh chủ lực, mũi nhọn trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Mục tiêu của huyện là phát triển kinh tế phải đi đôi với giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường. Do đó huyện đã và đang định hướng, khuyến khích phát triển công nghiệp để gia tăng giá trị kinh tế, giải quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt quan tâm đến ngành công nghiệp chế biến nhằm khai thác thế mạnh về nguyên vật liệu ở địa phương. Ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật để tăng năng suất lao động, khuyến khích đầu tư công nghệ hiện đại và thân thiện với môi trường. Phát triển công nghiệp chế biến sản phẩm cao su theo hướng khuyến khích đầu tư công nghệ hiện đại, nâng cao công suất và chất lượng sản xuất của các nhà máy chế biến, quy hoạch sắp xếp phù hợp với vùng nguyên liệu...
Xin cảm ơn ông!
Trần Phương (thực hiện)
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065