BP - Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn”, Huyện ủy Chơn Thành đã quán triệt đến các chi, đảng bộ trực thuộc để triển khai thực hiện. Công tác tuyên truyền, vận động được UBMTTQVN và các hội, đoàn thể từ huyện đến cấp xã lồng ghép vào các buổi sinh hoạt chuyên đề, hội thi, sinh hoạt khu dân cư... Qua đó đã nâng cao nhận thức, huy động được sự đồng lòng của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong quá trình thực hiện.
Sản xuất nông nghiệp từng bước phát triển, bước đầu đã hình thành những mô hình gắn kết giữa sản xuất và tiêu thụ theo chuỗi giá trị. Với việc thực hiện hiệu quả, đồng bộ các chủ trương, chính sách nông nghiệp, nông dân, nông thôn; xây dựng nông thôn mới và sự mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi của nông dân trên địa bàn nên giá trị sản xuất ngành nông nghiệp năm 2008 chỉ đạt 824 tỷ đồng (theo giá thực tế), đến năm 2017 đạt 3.279 tỷ đồng. Việc ứng dụng, chuyển giao khoa học - kỹ thuật, đưa cơ giới hóa vào sản xuất với nhiều phương thức đa dạng nhằm giúp nông dân giảm chi phí, khắc phục tình trạng thiếu lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất. Tập trung phát triển những loại cây trồng thế mạnh của huyện như cao su, điều, tiêu, cây ăn trái. Năm 2008, tổng diện tích cây cao su toàn huyện là 25.781 ha, đến năm 2017 là 26.197 ha, tăng 1,6%. Sản lượng mủ khô năm 2008 đạt 29,14 ngàn tấn, đến năm 2017 đạt 39,8 ngàn tấn, tăng 36,9%.
Bên cạnh đó, chăn nuôi hình thành theo hướng từ nhỏ lẻ sang trang trại; chăn nuôi công nghiệp phát triển nhanh, thu hút doanh nghiệp đầu tư sản xuất, liên doanh, liên kết với người dân từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Năm 2008, trên địa bàn huyện chỉ có 7 trang trại chăn nuôi, đến năm 2017 đã có 57 trang trại. Cơ cấu ngành chăn nuôi chuyển dịch theo hướng giảm đàn trâu, bò (do diện tích đồng cỏ giảm), tăng mạnh đàn heo, gà. Đàn trâu, bò năm 2017 đạt 2.598 con, giảm 26,6% so với năm 2008; đàn heo 47.654 con, tăng 264,2%; đàn gia cầm 679,08 ngàn con, tăng 228,5%.
Ngoài ra, giá trị sản xuất ngành công nghiệp năm 2008 đạt 737 tỷ đồng (theo giá thực tế), đến năm 2017 đạt 14.825 tỷ đồng. Doanh thu ngành dịch vụ năm 2008 đạt 282 tỷ đồng (theo giá hiện hành), đến năm 2017 đạt 1.268 tỷ đồng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa năm 2008 đạt 441 tỷ đồng, đến năm 2017 đạt 6.357 tỷ đồng.
Chương trình xây dựng nông thôn mới được huyện quan tâm chỉ đạo quyết liệt; nhiều mô hình, cách làm hay, sáng tạo được sự đồng thuận trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Nhiều xã, thị trấn trong huyện đã làm tốt huy động nguồn lực, đặc biệt từ nhân dân để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Qua đó có nhiều hộ dân tự nguyện hiến đất, góp tiền, ngày công lao động để xây dựng, cải tạo nâng cấp các công trình giao thông, trường học, nhà văn hóa... góp phần làm thay đổi diện mạo địa bàn. Đến nay, 3 xã (Minh Hưng, Minh Thành, Thành Tâm) trong huyện đã được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn xã nông thôn mới. Cuối năm 2018, xã Minh Long phấn đấu về đích nông thôn mới.
Tiến Công
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065